Chuyện cá voi cứu người trên biển Vũng Tàu (P3)

Với niềm tin rằng, cá voi không chỉ cứu giúp khi gặp nạn mà ngư dân còn luôn tâm niệm rằng, nhờ loài cá này mà những chuyến ra khơi mới có thể thành công.

Từ những câu chuyện được ngư dân kể lại cho nhau lưu truyền từ đời này qua đời khác đã khiến cho tất cả mọi người tin rằng, cá voi chính là “bùa hộ mệnh” cho những người mưu sinh trên biển. Và niềm tin này được giữ nguyên vẹn trong tâm trí của mỗi người dân vùng biển nhiều đời qua như một giá trị tinh thần vô giá…

Truyền thuyết làng chài cổ

Ngày nay dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, làng chài Phước Hải xưa đã trở thành một thị trấn biển sầm uất, với hàng loạt những tòa nhà cao tầng, nhà hàng, khách sạn mọc lên như nấm để phục vụ phát triển du lịch.

Vào mỗi rạng sáng, tại thị trấn biển này, những ánh đèn của người ngư dân vẫn sáng trưng, chuẩn bị cho một ngày ra khơi. Người dân nơi đây vẫn bám nghề biển vì nó đã thấm vào trong máu của mỗi con người nơi đây.

Vào thời chúa Nguyễn, những cư dân Việt từ miền ngoài đã bắt đầu đặt chân tới vùng đất ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Thủa đó, những người dân Việt chủ yếu dựa vào những tài nguyên có sẵn ở trên rừng và tham gia trồng trọt cây lương thực.

chuyen cai voi cuu nguoi tren bien o vung tau p3
Dù du lịch phát triển nhưng làng chài Phước Hải vẫn giữ lại truyền thống ra khơi đánh cá mưu sinh

Rồi trong khoảng thời gian này, có một người đàn ông tranh thủ lúc lên rừng săn bắn, người đàn ông này thường lấy dây cây máuvề đậm nhuyễn ra rồi kéo sợi đan thành lưới.

Khi đã đan thành lưới, người đàn ông này cùng người nhà rê theo con nước biển để đánh cá cơm. Thấy gia đình người đàn ông dùng lưới rê được nhiều cá cơm, cuộc sống dần trở lên khấm khá hơn.

Cũng từ đây người dân đùa nhau lên rừng lấy dây cây máu về đan lưới, rồi cùng nhau rê bắt hải sản ở ven bờ. Nghề đánh bắt thủy sản dần hình thành ở vùng đất ven biển này.

Cuộc sống “ăn lên làm ra” mỗi lúc người dân khắp nơi kéo về vùng đất này ngày một nhiều hơn, rồi xóm Lưới Rê được hình thành. Sau này cuộc sống của người dân xóm Lưới Rê ngày một khấm khá, thịnh vượng hơn, tên xóm Lưới Rê được đổi thành Hải Chữ.

Sử sách ghi lại đến thời vua Gia Long – nhà Nguyễn, triều đình đã gộp xóm Hải Chữ và xóm Phước Điền thành làng Phước Hải. Nhờ được sự trù phú của biển cả, cùng sự chịu thương chịu khó của những ngư dân tại làng chài Phước Hải ngày một trù phú hơn.

“Bùa hộ mệnh” của dân biển

Thời gian qua đi, việc đánh bắt cá ven bờ của những người ngư dân, dần gặp phải những khó khăn. Lượng cá ven bờ dần suy giảm, để mưu sinh bằng nghề đi biển những ngư dân tại làng chài Phước Hải đành phải đóng những con thuyền lớn ra khơi, đánh bắt xa bờ với mong muốn tôm cá đầy khoang.

Đứng trước những mối nguy hiểm tiềm tàng đó, đã rất nhiều lần những ngư dân tưởng trừng như đã phải bỏ mạng nơi biển cả nhưng nhờ có sự giúp đỡ của “vị thần tự nhiên” mà họ đã “tai qua, nạn khỏi”. Kể từ đây những ngư dân bám vào biển cả để mưu sinh bắt đầu tôn thờ vị “thần biển” của mình.

chuyen cai voi cuu nguoi tren bien o vung tau p3
Hình ảnh ngư dân cố gắng giải cứu "cá Ông" khi mắc cạn

Những bậc cao niên của làng chài Phước Hải kể lại rằng, khi lâm nạn hoặc khi thuyền giăng lưới ngoài khơi, người ta thường van vái xin “ cá Ông” giúp đỡ. Ông như nghe được lời cầu khẩn mà phun nước phì phì lùa cả bầy cá vô lưới, chở khẳm thuyền chưa hết.

Nhiều khi “vui” mà quên mất lối ra, người ta phải mở lưới, kêu và dẫn Ông ra ngoài. Ông đi rồi ai cũng ngậm ngùi đưa tiễn! Từ đức tin ấy, cá Voi đã trở thành một vị Phúc Thần trong đời sống tâm linh của cư dân ven biển, được dân gian thành kính gọi bằng nhiều danh xưng trân trọng: Ông Lớn, Ông Sanh, Ông Khơi, Ông Lộng, Ông Nam Hải…

Thậm chí các vua triều Nguyễn sắc phong tước hiệu là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần, trong cái bài văn tế cúng lăng thường gọi bằng thần hiệu Đông Hải Đại vương hoặc Nam Hải thủy thần.

chuyen cai voi cuu nguoi tren bien o vung tau p3
Nghĩa trang "cá Ông" ở PHước Hải, nơi chôn cất xác cá voi sau khi gặp nạn

Lão ngư Nguyễn Văn Sáu (70 tuổi, ngụ tại khu phố 7, phường 6, thị trấn Phước Hải) cho biết: Từ khi còn là một cậu bé, tôi đã theo cha anh cho theo đi biển. Trước khi khởi thuyền ra khơi đánh cá, ngoài việc dành thời gian chuẩn bị, xem xét kỹ lưỡng thuyền bè, thức ăn và đồ uống. Những ngư dân địa phương, còn mang theo một tục lệ rất đặc trưng ở làng chài này.

Sau khi đã chuẩn bị xong hết mọi thứ cho hành trình ra khơi đánh bắt cá. Những người đàn ông đi biển phải đến đền Cá Ông đề cầu khấn, cầu mong cho chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.

Trao đổi với PV về tình hình phát triền ngành ngư nghiệp tại địa phương, ông Trần Văn Tài, Chủ tịch UBND thị trấn Phước Hải cho biết, thị trấn Phước Hải có hơn 22.000 nhân khẩu thì có đến 80% làm nghề đánh bắt, chế biển hải sản. Số còn lại người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, phát triển dịch vụ du lịch.

“Nghề đánh bắt cá tại Phước Hải đã có từ xa xưa, ngày nay phân đông dân cư tại địa phương vẫn theo nghiệp đánh bắt cá từ thời cha ông để lại. Nhưng nay việc đánh bắt ven bờ gặp nhiều khó khăn, do đó số lượng thuyền đánh bắt xa bờ ngày một đông hơn tại địa phương” ông Tài cho biết thêm.

chọn
Những dự án sắp ra mắt của Vincom
Dự kiến giai đoạn quý II - quý IV/2024, Vincom sẽ khai trương 6 dự án, gồm Vincom Mega Mall Grand Park; Vincom Plaza Hà Giang; Vincom Mega Mall The Empire; Vincom Plaza Điện Biên Phủ; Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị và Vincom Plaza Bắc Giang.