Chuyện cá voi cứu người trên biển Vũng Tàu (P2)

Hai bố con lão ngư dân ở làng chài Phước Hải lênh đênh trên biển vì mất phương hướng thì được cá voi xuất hiện tạo sóng đưa vào bờ...

Bất cứ người dân nào ở làng chài Phước Hải cũng đều nhớ về câu chuyện hai bố con ông ngư dân làm nghề “nghe cá nói” được cái voi cứu sống giữa biển lúc mưa bão. Câu chuyện này lưu truyền đời này qua đời khác và gần đây chuyện tương tự lại xảy ra một lần nữa.

chuyen ca voi cuu nguoi tren bien vung tau p2 Chuyện cá voi cứu người trên biển Vũng Tàu (P1)

Hai ngày phải ăn mực sống trên biển, một ngư dân tuyệt vọng chờ chết bất ngờ được cá voi đánh sóng rồi đưa vào ...

Nghề nghe tiếng cá dưới nước

Lão ngư Bạch Quang Liễu (70 tuổi, ngụ thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Từ xưa những cậu thanh niên 17, 18 tuổi đã được cha anh cho theo nghề biển. Phần đông trong số đó đều được cho học nghề lưới lặn – “nghe cá nói” nhưng chỉ ít người trong số đó có thể trở thành thợ lặn, thợ “nghe cá nói” thành thạo.

Từ khi cái nghề lưới lặn ra đời, việc đánh bắt xa bờ của bà con làng chài Phước Hải gặp rất nhiều thuận lợi. Từ cái nghề này nhiều gia đình đã trở lên khấm khá, làm ăn phát đạt, con cái được ăn học tới nơi tới trốn.

chuyen ca voi cuu nguoi tren bien vung tau p2
Ông Bạch Quang Liễu, một người đã gắn bó rất lâu với làng chài Phước Hải

Ông Quang Liễu kể, thủa đó có một lão ngư (nay không ai còn nhớ nổi tên của ông nữa), bởi nhà đông con, đông cháu lên khi mà việc đánh bắt ven bờ gặp khó khăn lão ngư này đã nghĩ tới việc vươn ra khơi xa để đánh bắt sớm hơn nhiều người trong làng.

Nghe đâu ông học theo cách đóng thuyền của Chăm Pa xưa, sau những giờ thả lưới rê, lão ngư này lại cặm cụi lên rừng chặt gỗ về đóng thuyền lớn để ra khơi. Sau vài tháng cặm cụi đóng thuyền, cuối cùng chiếc thuyền gỗ lớn với cánh buồn lớn, cùng sức được cả chục ngư dân được hình thành.

Sở hữu chiếc thuyền lớn ở trong tay, lão ngư bắt đầu cuộc hành trình ra khơi đánh bắt của mình. Nhưng việc đánh bắt ngoài khơi, lại có quá nhiều khó khăn hơn lão ngư đã nghĩ lúc đầu.

Sau vài ngày thả lưới nhưng vẫn chỉ được dăm ba con cá biển, trong lúc buồn bực lão ngữ liền phi thẳng người xuống biển rồi lặn sâu xuống dưới mặt nước biển. Khi các con lão vẫn chưa kịp hiểu có chuyện gì xảy ra, thì mấy giây sau thấy lão ngư chồi lên khỏi mặt nước, miệng cười lớn như kiểu lão vừa gặp được thần tiên dưới biển.

Rồi lão từ từ trèo lên thuyền, ra hiệu cho các con tiến thuyền về phía trước. Khi thuyền tiến được khoảng gần 100m thì lão ngư lại nhảy xuống biển lần nữa. Sau lần hụp lặn, lão ngư vẫy tay ra hiệu cho các con bủa lưới vây vòng xung quanh chỗ lão đang đứng nước.

Dù những người con không ai hiểu gì, nhưng nhận được lệnh từ người cha già lên họ vẫn tăm tắm làm theo. Lúc các con thả lưới vây xong, thì lão ngữ cũng bơi lên bờ, rồi ông ra hiệu cho các con thu lưới.

Những tay lưới dần được kéo lên, cả 5 người con của lão đều cảm không khỏi ngỡ ngàng khi những tay lưới chứa đầy cá biển. Rồi từ đây, cái nghề lưới lặn – “nghe cá nói” dần hình thành trong làng chài Phước Hải và nó là cái nghề “ăn lên, làm ra” để người dân làng chài này vươn ra khơi đánh bắt cho tới ngày nay.

Hai cha con được cá voi cứu sống giữa biển

Từ khi nghề lưới lặn – “nghe cá nói” giữa lòng đại dương ra đời, không giữ nghề này là thứ của riêng mình, lão ngư hào phóng truyền dạy cho con cái và những ngư dân địa phương có nhu cầu muốn vươn khơi đánh bắt.

Người ta kể rằng, sau lần phát hiện ra nghề lưới lặn, lão ngư và các con ngoài việc truyền nghề cho những ngư dân trong làng khác, bản thân họ cũng thường xuyên rời bờ ra khơi đánh bắt.

Ngày đó, việc đánh bắt, dự báo thời tiết toàn dựa vào kinh nghiệm đi biển lâu năm mà có. Điều này là một hạn chế, khiến cho những ngư dân đi biển thủa xưa rất dễ gặp phải những tai họa ngoài đại dương mênh mông.

chuyen ca voi cuu nguoi tren bien vung tau p2
Bến tập kết thuyền thúng của ngư dân làng chài Phước Hải

Trong một lần đang đánh bắt xa bờ, chiếc thuyền đánh bắt của cha con lão ngư chẳng may rơi đúng vào vùng ảnh hưởng của áp thấp. Sóng biển chồng chềnh, tạt vào thuyền khiến lão ngư phải đi đến quyết định hạ buồn để tránh gió. Nhưng do gió thổi quá lớn, phần vì không cẩn thận lên cánh buồm bị tuột khỏi tầm tay rơi xuống biển lớn.

Do thuyền cá chỉ mới đi vào khu vực ven ngoài của vùng áp thấp lên chiếc thuyền của cha con lão ngư may mắn không bị sóng đánh úp. Nhưng khi đã ra khỏi vùng ảnh hưởng của vùng áp thấp, việc vô bờ của cha con lão ngư lại gặp muôn trùng khó khăn.

Việc làm mất đi cánh buồn, chẳng khác nào tự làm mất hy vọng quay lại bờ của chính mình. Cha con lão ngư đang lênh đênh trên biển, chèo thuyền hơn 2 ngày trời dù người đã mệt lử nhưng vẫn không thấy được thuyền bạn hay đất liền.

Đột nhiên họ nghe thấy tiếng vọng xa của “Ông Nam Hải”, rồi bất chợt có một làn sóng mạnh đẩy vào mạn thuyền đẩy chiếc thuyền lao vùn vụt về hướng đất liền. Vài tiếng sau, cha con lão ngư vui mừng khi nhìn thấy những chiếc thuyền cá của những ngư dân địa phương.

Đến lúc này cơn sóng ập vào mạn thuyền đột nhiên cũng biến mất kèm theo tiếng kêu của “Ông Nam Hải” vọng từ biển khởi. Để tỏ lòng biết ơn, lão ngư đã kêu các con của mình lấy cá đánh được đang nhốt ở trên thuyền, ném thả xuống biển làm mồi cho Cá Ông như để tỏ lòng thành biết ơn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.