Trong tuyên bố đánh dấu Ngày Quốc tế phòng chống ung thư 2019, IARC khẳng định "không thể nghi ngờ" tính hiệu quả và an toàn của vaccine HPV, đồng thời chỉ trích các thông tin thiếu căn cứ về loại vaccine này đang cản trở một cách có hại việc phổ biến vaccine HPV trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung.Giới y tế Mỹ khuyến cáo các bé trai tiêm phòng HPV
Theo IARC, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư gây chết người cao thứ tư ở nữ giới. Trong năm 2018, có hơn 500.000 ca chẩn đoán ung thư cổ tử cung trên toàn cầu. Trừ khi các hoạt động ngăn ngừa được đẩy mạnh, căn bệnh này có thể cướp đi 460.000 sinh mạng mỗi năm vào năm 2014.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm vaccine HPV cho toàn bộ các bé gái, đồng thời sàng lọc và điều trị cho phụ nữ có tuổi để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Vaccine HPV đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm trong độ tuổi từ 9-14 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều tin đồn về các tác dụng phụ của việc tiêm chủng HPV, như suy nhược kéo dài và bệnh đa xơ cứng, khiến nhiều người ngần ngại đối với việc tiêm chủng. Các nhà khoa học cho tới nay vẫn bác bỏ các thông tin này và khẳng định vaccine hoàn toàn an toàn.
Xem thêm: Cải tiến vắc xin phòng HPV giúp hàng triệu người thoát bệnh ung thư
Phó giáo sư Cao Hữu Nghĩa giải đáp tính an toàn của văc xin ngừa HPV
10 năm qua, có hơn 1,4 triệu liều vắc xin ngừa HPV được sử dụng tại Việt Nam và không ghi nhận ca nào có tác ... |
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV tốt hơn PAP Smears?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm HPV có độ chính xác ... |
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo hạ độ tuổi tiêm phòng vắc xin HPV
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đề nghị các phụ huynh cho trẻ em tiêm vắc xin ... |