Chuyện ở ngôi trường chỉ dành cho học sinh hư tại Sài Gòn

Học sinh trong ngôi trường này đều là những thanh, thiếu niên đã từng một thời lầm lỡ, sa đà vào những tệ nạn xã hội nhưng sau đó đã được cảm hóa thành công.

Những em học sinh nghiện game, hiếu động, bỏ nhà đi bụi…, khiến gia đình bất trị sẽ được mang và gửi tại trung tâm để nhờ các thầy cô ở đây đào tạo. Ở đây, nhiều em học sinh từ nơi “bóng tối cuộc đời” đã được các thầy cô đào tạo và cảm hóa nên người…

Ngôi trường đặc biệt

Bước vào Trường phổ thông nội trú IVS (Thủ Đức, TP.HCM), tại đây rất dễ dàng bắt gặp những em học sinh mang vẻ bề ngoài bặm trợn hay mang dáng dấp công tử nhà giàu “bất trị”. Không nhiều người biết rằng để có những cậu học trò hôm nay các giáo viên ở đây phải tốn rất nhiều công sức có khi là ròng rã nhiều tháng trời để cảm hóa các em.

Tiếp xúc với em Nguyễn Trung Việt (SN 1999, ngụ quận Gò Vấp), nhìn em như ngày hôm nay ít ai nghĩ rằng cậu học trò này đã từng có thời gian hai năm liền nghiện game nặng, thường xuyên trốn học để đi vào các tiệm internet, khi hết tiền Việt sẵn sàng nghĩ mọi cách để lấy tiền của mẹ nướng nào game.

chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Giờ học võ thuật của các em học sinh trường IVS

Theo các thấy giáo ở đây, hoàn cảnh của Việt khá đáng thương, khi Việt được hơn 1 tuổi thì bố mẹ Việt ly hôn nhau từ đó Việt ở với mẹ. Vốn tư chất thông minh, lanh lợi từ nhỏ Việt luôn đạt thành tích tốt trong học tập được gia đình, nhà trường kỳ vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp trở thành một kỹ sư như mong ước từ nhỏ của em.

Tuy nhiên cuộc đời Việt bắt đầu rơi vào ngõ cụt khi lên lớp 8 Việt bắt đầu nghiện chơi game, mỗi ngày thay vì giờ học trên lớp Việt đều giam mình trong các tiệm internet. Tìm mọi cách cải hóa em nhưng không được gia đình Việt gửi em vào trường IVS.

Thầy Đặng Lê Anh (Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam – thể thao) chia sẻ, lúc chúng tôi mới tiếp nhận cháu Việt thì cháu bị lệch hẳn một bên vai, dáng đi vẹo một bên do thời gian ngồi chơi game quá nhiều. Lúc đó cháu chỉ được gầm 40kg di chuyển rất mệt mỏi.

Điều khó khăn nhất cho chúng tôi là Việt bị ảo giác khá mạnh thường la hét, đập phá vì ảo giác theo hành động của các nhân vật game. Tuy nhiên sau hơn 2 tuần giáo dục và cảm hóa Việt, Việt như trở thành một người khác sống có ý chí và nghị lực. Giờ đây thay vì mê game Việt rất đam mê thể thao đặc biệt là môn võ Vovinam.

chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Những môn học nghệ thuật khiến cho các em học sinh ở đây tìm lại được sự yêu thương

Hiện nay tại trường IVS có trên 20 em học sinh cùng tình trạng nghiện game giống như Việt, ngoài ra còn có khá nhiều trường hợp khác là các học sinh gia đình có hoàn cảnh khá giả nhưng thiếu sự yêu thương, chăm sóc của gia đình nên các em sa đà vào ăn chơi, thậm chí tìm các giác mạnh bằng các chất gây nghiện như bồ đà, ma túy.

Sự yêu thương cảm hóa những học sinh hư

Đến khu vực nhà thi đấu và huấn luyện võ thuật Vovinam của trường, chúng tôi bắt gặp một cô giáo với khuôn mặt khá xin đẹp và những động tác khá ân cần chỉ dạy các em từng động tác võ thuật.

Cô là Phạm Sao Ly ( sinh năm 1989, VĐV võ thuật quốc gia), từng là một vận động viên Boxing đã từng đạt nhiều thành tích cao trong võ thuật trong các liên hoan TDTT toàn quốc. Sau đó một thời gian cô giáo này chuyển sang học võ Vovinam và về làm giáo viên tại trường IVS phụ trách công tác dạy võ và quản lý các em.

chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Cô Sao Ly luôn quan tâm đặc biệt đến đời sống, tinh thần của các em học sinh.

Chia sẻ về công việc của mình, cô Ly tâm sự, ban đầu vào trường dạy các học sinh, em cũng gặp không ít trở ngại nhưng sau này em đã tìm được phương pháp để giáo dục cho các em đó là đem chính tình yêu thương của mình để cảm hóa các em. Ngoài ra, em còn muốn mang tinh thần võ thuật để khắc chế cái tôi cá nhân bộc phát trong các em.

Trong những năm làm giáo viên tại trường IVS, em học sinh làm cô Sao Ly thấy tự hào và nhiều kỷ niệm nhất đó là trường hợp của em Nhật Anh (quê Bình Thuận).

Nhật Anh là một học sinh nữ có hoàn cảnh khá đặc biệt, bố mẹ chia tay nhau từ khi em còn bé nên em đã không được sự giáo dục trọn vẹn khi còn nhỏ nên cô gái này sớm sa đà hư hỏng cũng với bạn bè.

chuyen o ngoi truong chi danh cho hoc sinh hu tai sai gon
Sự đoàn kết sẽ khiến các em học sinh gần gũi, yêu thương nhau hơn.

Ở trường học, Nhật Anh thường xuyên đánh nhau với các bạn nữ, ngoài ra cô gái này còn thường xuyên bỏ nhà “đi bụi” với các bạn bè khác nên gia đình đưa vào trường IVS nhờ các thầy cô ở đây giáo dục và cảm hóa em.

Thời gian đầu, Nhật Anh tỏ ra rất khó giáo dục và không nghe lời bất kỳ thầy cô nào. Tuy nhiên từ khi gặp cô Sao Ly thì Nhật Anh thay đổi hẳn. Được cô gần gũi thường xuyên trò chuyện đã giúp Nhật Anh nhận ra những sai lầm của mình.

Đối với Nhật Anh cô Sao Ly như người mẹ thứ 2 đã tái sinh mình giúp mình hướng thiện và thành một người tốt. Giờ đây Nhật Anh là một em học sinh tốt của trường thường xuyên là MC xuất hiện trong các chương trình lớn do trường tổ chức.

Chia sẻ tâm sự của mình Nhật Anh chia sẻ, năm sau là em bước vào kỳ thi đại học rồi, em rất muồn sau này mình sẽ trở thành một người dẫn chương trình để được xuất hiện trong các chương trình truyền hình lớn. Ngoài ra em cũng muốn đi học về ngân hàng theo nguyện vọng của gia đình. Những lần vào thăm mẹ em thấy em được như bây giờ em vui lắm”.

Trường Nội Trú IVS - nơi giáo dục, đào tạo và cảm hóa học sinh đặc biệt của Viện nghiên cứu Phát triển Võ Việt Nam và Thể thao (IVS) trực thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nằm trong trụ sở Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia (quận Thủ Đức, TP HCM). Ngôi trường công lập đặc biệt này, hàng năm, tuyển sinh các học sinh đặc biệt từ lớp 6-12 khó bảo, ngỗ ngược, hay chống đối cha mẹ, bỏ học đi chơi hoặc nghiện game... Các trường hợp nghiện ngập khác, trung tâm không nhận.
chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.