Chuyện ông thầy bẻ gãy roi tre

"Có lần tôi phạt roi một trò không thuộc bài, không ngờ em sợ quá ngất xỉu. Việc này khiến tôi day dứt, nhận ra mình khiến các em học trong sợ hãi".
chuyen ong thay be gay roi tre Tâm sự thầy giáo kêu gọi làm cầu cho học sinh qua suối đúng dịp 20/11
chuyen ong thay be gay roi tre Ngôi trường có hơn 80% học sinh đỗ NV1 vào đại học
chuyen ong thay be gay roi tre Thủ khoa ngành Công nghệ sinh học trở thành giáo viên tiếng Anh nổi tiếng cộng đồng mạng
chuyen ong thay be gay roi tre Độc đáo thiệp chúc mừng ngày 20/10 từ 40 'phản ứng hóa học'
chuyen ong thay be gay roi tre
Thầy Lâm và học trò Trường tiểu học thị trấn Một Ngàn A (Châu Thành A, Hậu Giang) - Ảnh: M.TÂM

“Mọi thứ tôi làm là bổn phận, trách nhiệm mà người thầy phải làm. Tôi cố gắng để mỗi ngày đến trường các em đều thấy vui vẻ, thoải mái", Thầy Nguyễn Thanh Lâm nói.

Ở Hậu Giang có một thầy giáo đã bẻ gãy chiếc roi tre vốn dùng để rèn học sinh, thay vào đó là tạo bầu không khí thân thiện, giúp các em học tập hiệu quả hơn.

Đó là thầy Nguyễn Thanh Lâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 4C1 Trường tiểu học thị trấn Một Ngàn A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Thay roi tre bằng phiếu chăm học

Thầy Lâm tâm sự: "20 năm về trước, khi đó tôi mới ra trường chưa có kinh nghiệm đứng lớp. Cứ nghĩ dùng roi phạt sẽ khiến các em chuyên cần học tập hơn nên tôi quy định trò nào không thuộc bài, nghịch phá, trốn học... sẽ bị phạt một roi.

Lần đó, khi kêu một học sinh lên trả bài nhưng trò này không thuộc, tôi đã dùng roi đánh vào tay em. Không ngờ vừa đánh xong, mặt em tái xanh, rồi té bất tỉnh, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Thì ra em này bị bệnh tim, nên khi bị đòn, sợ quá đã ngất xỉu.

Việc này khiến tôi cứ day dứt, bởi cách dùng roi để giáo dục đã khiến các em học trong sợ hãi, phải thay đổi phương pháp khác...".

Sáng hôm sau, thầy Lâm đứng trước lớp bẻ gãy roi tre trong tiếng vỗ tay của các học trò. Từ đó, thầy bắt đầu phương pháp giáo dục mới, tạo ra bầu không khí thân thiện để học sinh thoải mái trong việc học.

Đầu tiên, thầy phân công những trò có học lực giỏi giúp các bạn học yếu ôn bài 15 phút trước buổi học. Thầy xếp bạn khá ngồi cạnh bạn trung bình để giúp nhau cùng tiến. Cạnh đó, thầy khuyến khích tinh thần học tập cả lớp bằng phiếu chăm học.

Thầy quy định, nếu em nào thuộc bài, giơ tay phát biểu, hoặc trong buổi học không vi phạm nội quy sẽ được tặng 1 phiếu chăm học. Ngược lại, nếu không thuộc bài hoặc chửi thề, hay nói chuyện trong giờ học... sẽ bị rút một phiếu.

Hằng tuần, đến giờ chủ nhiệm, ban cán sự lớp sẽ báo cáo số phiếu của từng học sinh. Mỗi tháng thầy sẽ tổng kết một lần, 10 em có số phiếu cao nhất sẽ được ghi tên lên bảng danh dự, và phần thưởng là một cuốn tập hoặc một cây bút.

Em Hoài Thịnh, lớp 4C1, cười tươi: "Tụi em rất thích đến lớp học, vui lắm, bởi có phiếu chăm học về khoe với cha mẹ...".

Rèn trò cá biệt thành học sinh khá, giỏi

20 năm đi dạy, thầy Lâm chủ nhiệm rất nhiều học sinh cá biệt. Tùy trường hợp mà thầy có những biện pháp giáo dục khác nhau.

Thầy thổ lộ: "Phần đông các em rất cá tính, nếu dùng biện pháp mạnh càng khiến các em phản kháng, rồi bỏ học. Nhưng nếu kích thích tinh thần học tập của các em bằng những lời động viên, khen ngợi... sẽ đạt hiệu quả hơn".

Với những em này, thầy Lâm bỏ công sức, thời gian để bổ sung lại những phần kiến thức thiếu hụt. Thầy còn đánh vào tâm lý thích vui chơi của các em, đưa ra phần thưởng em nào có tiến bộ trong học tập sẽ được vào đội năng khiếu của trường như bóng đá, văn nghệ...

Cứ vậy, bằng tình thương và phương pháp sư phạm linh hoạt, thầy Lâm đã đưa nhiều em quậy phá, có nguy cơ bỏ học thành những trò siêng năng, từ học lực yếu kém đã lên trung bình, tiến đến khá, giỏi.

Chẳng hạn như em L.V.H. ở lại lớp 2 năm bởi học lực yếu, lại hay chửi thề, gây lộn, đánh bạn. Tuy học lớp 4 nhưng H. không thạo bảng cửu chương, đọc chữ lại lấp vấp. Cha mẹ H. quanh năm lam lũ ruộng đồng nên không kiểm soát được việc học của con.

Thầy Lâm lên kế hoạch "chinh phục" cậu học sinh này. Cứ mỗi buổi học, thầy bắt H. đến lớp sớm 30 phút để dạy lại kiến thức căn bản môn toán, rèn tập đọc... Thứ bảy, chủ nhật, thầy còn đến tận nhà H. để truy bài, kiểm tra bài tập.

Trong lớp, thầy thường gọi H. phát biểu, mỗi khi H. có tiến bộ dù nhỏ thầy đều khen trước lớp, khiến H. phấn khởi, siêng học hơn. Điểm số của H. đã dần cải thiện: từ yếu vươn lên trung bình rồi vọt lên khá.

Thầy Lâm còn rất quan tâm đến học trò nghèo, bằng cách trích tiền lương của mình hoặc xin nguồn tài trợ dài lâu, giúp con đường đến trường của các em bớt gồ ghề hơn. Để rồi từ đó số phận của nhiều em đã thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn...

Giáo viên giỏi, đầy nhiệt huyết

Ông Hứa Duy Tạo - hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Một Ngàn A - cho biết: "Thầy Lâm là một giáo viên giỏi, đầy nhiệt huyết. Bằng cái tâm và nghiệp vụ chuyên môn, thầy đưa ra nhiều phương pháp giáo dục nhằm phát huy hết khả năng học tập của học sinh, nhờ đó mà chất lượng học tập được nâng cao. Thầy Lâm đã đoạt nhiều giải thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và cấp tỉnh".

chuyen ong thay be gay roi tre Đề xuất cải tiến chữ 'Giáo dục' thành 'Záo Zụk': 'Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt'

Một số chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền cho rằng nên viết 'Giáo ...

chọn
Bất động sản tháng 4/2024: Ban hành nghị định về lấn biển; giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển; Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư; Long An, Hậu Giang được duyệt chuyển đổi đất lúa làm loạt dự án nghìn tỷ; Bình Dương chấp thuận đầu tư KĐT tỷ USD;...