Thầy Hinh đã hi sinh 16 năm tuổi trẻ để gắn bó với học sinh nơi ốc đảo. |
Dưới tiết trời se lạnh của những ngày chớm Đông, chúng tôi vượt chặng đường hơn 200km, qua những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở để đến với trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne (xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Ngôi trường nằm lẩn khuất sau những rặng núi và những mái nhà của các hộ dân nơi “ốc đảo” Kon Pne.
Mặc dù cung đường khó khăn, đầy nguy hiểm rình rập nhưng các thầy cô giáo nơi đây vẫn hàng ngày bám bản, gieo chữ cho các em học sinh.
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Phạm Văn Hinh, hiệu trưởng trường cho biết, thầy đã giảng dạy và gắn bó ở đây suốt 16 năm qua. Thầy nhớ lại, khi đó thầy vừa tròn 21 tuổi đã bắt đầu vào giảng dạy tại “ốc đảo” này.
Lúc này, nơi đây còn hoang vu, hẻo lánh, cơ sở vật chất và trang thiết bị không được hiện đại như bây giờ, đường xá đi lại khó khăn nên 1 tháng thầy mới vượt khoảng 100km để về nhà với gia đình.
“Khi đó, sau khi kết thúc tiết dạy trên lớp thì cũng là 5h chiều, tôi đi đến 10h đêm mới về đến thị trấn Kbang. Do ở giữa rừng có nhiều con suối cạn nên khi mưa đầu nguồn đổ về nước rất lớn, trong trường đã có một số giáo viên bị dòng nước cuốn đi…Trước đây, chúng tôi phải lội suối vào các điểm trường làng dạy học, nơi ở là phòng cũ của trạm y tế xã. Đến năm 2008 thì trường mới xây dựng và về ký túc xá của trường, mới đó thôi nay đã 16 năm rồi…”, thầy Hinh nhớ lại.
Cũng theo thầy Hinh, do khu vực này đa phần người dân là đồng bào Bahnar nên đời sống kinh tế khó khăn, các bậc phụ huynh lại ít quan tâm đến con em. Do đó sau nhiều năm nổ lực, đến năm 2015, sau khi trường xây dựng mô hình bán trú tại Kon Pne, nhà trường đã đề xuất dạy theo hình thức nội trú.
Để có nguồn thực phẩm bổ sung vào bữa ăn cho các em, thầy Hinh đã cùng các thầy cô trong trường tự trồng rau, nuôi heo. Bên cạnh đó, các thầy cô cùng nhau vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh.
Thầy Thể có lần bị nước cuốn trôi trên đường đi "gieo chữ" nhưng vẫn hết lòng vì thế hệ học sinh. |
Tương tự, thầy Lê Tiến Thể, Phó hiệu trưởng nhà trường cũng đã về ngôi trường này công tác hơn 15 năm qua.
Thầy Thể chia sẻ, khi mới về tường thì ngôi trường vẫn còn làm bằng cây cối, dùng lá đan lại. Khi đó muỗi, ruồi và vắt còn rất nhiều, những bữa ăn giấc ngủ của các thầy cô nơi đây luôn bị “quấy rối” bởi nhóm này. Những cơn sốt rét rừng cứ thế kéo dài, hết người này đến người khác bị.
Không những thế, mặc dù đường xá xa xôi nhưng các thầy cô vẫn đến từng căn nhà trên những ngọn đồi đưa các em học sinh đến trường. Bên cạnh đó, do là người bản địa nên các em học sinh ít giao tiếp nên khi đến trường rất bỡ ngỡ, các kĩ năng sống hầu như các em không có. Chính vì vậy từ việc ăn ở, sinh hoạt các thầy cô đều phải hướng dẫn cho các em lại từ đầu…
Theo thầy Thể do nhà cách trường hơn 300km nên cứ đến trưa thứ 7 là thầy lại một mình đi xe máy từ ốc đảo Kon Pne về xã Ia Nhin (huyện Chư Pah) để thăm gia đình. Thầy về đến nhà thì trời đã về khuya, sau khi ăn tối và trò chuyện cùng gia đình đến sáng sớm hôm sau thầy lại hành trang lên đường, đưa con chữ đến với các em học sinh nơi “ốc đảo”.
“Tôi nhớ có lần trên đường đi vào trường, qua ghềnh suối làng Kon Lốc (xã Đăk Roong, huyện Kbang). Khi tôi qua đến giữa suối thì dòng nước trên thượng nguồn đổ về khiến cho tôi và chiếc xe máy bị cuốn trôi theo dòng lũ. Lúc đó, tôi kêu cứu trong vô vọng và may mắn bám vào được khúc cây gần đó. Sau đó, tôi được người dân cứu và đưa vào bờ, giờ nghĩ lại thấy mình còn may mắn lắm…”, thầy Thế tâm sự.
Ông Lê Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Kbang cho biết, hiện tại các trường trên địa bàn huyện, nhất là các trường bán trú thì các giáo viên đa số thuộc hoàn cảnh khó khăn.
Nhiều giáo viên nhà cách trường hàng trăm km nhưng vẫn hết lòng vì sự nghiệp chung mà hi sinh tuổi thanh xuân của mình. Bên cạnh đó, các thầy cô luôn chủ động huy động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ giúp đỡ để mang lại cuộc sống ấm no cho các em học sinh nơi “ốc đảo” Kon Pne này.
Sư thầy 'gieo chữ' giữa lòng hồ thủy điện
Lúc đầu bọn trẻ nơi đây đều không chịu đi học vì chúng quen với việc ở nhà nên thầy cũng nản lòng. Sau đó, ... |
Câu chuyện về em bé Vàng A Lý đi tìm con chữ lấy nước mắt khán giả
Câu chuyện về em bé Vàng A Lý- dân tộc La Chí ở thôn Thống Nhất, xã Bản Phùng gian nan đi tìm con chữ ... |
Đô thị 11:40 | 11/02/2020
Kinh doanh 11:16 | 11/02/2020
Đô thị 14:33 | 09/09/2019
Thời sự 12:16 | 24/05/2019
Lối sống 06:29 | 06/05/2019
Pháp luật 21:11 | 31/03/2019
Pháp luật 07:35 | 14/02/2019
Pháp luật 04:59 | 29/01/2019