Clip 'hôn không lối thoát' của đôi đồng tính nữ hút triệu view | |
Chuyện tình đôi đồng tính 'không phải yêu bao lâu mà quan trọng yêu bao nhiêu' |
Nội dung cuốn sách bao gồm những bức thư tình của Ralph Hall và Montague Glover, hải nam binh sĩ yêu nhau từ thập niên 30. Họ cùng tham gia Đại chiến thế giới thứ nhất. và đều phục vụ trong Lục quân trong giai đoạn 1914-1918. Sau đó, Hall gia nhập Không quân trong Đại chiến thế giới thứ hai. Họ sống sót qua chiến tranh, hội ngộ với nhau, nhưng luôn sống trong trạng thái thấp thỏm vì có thể vào tù bất kỳ lúc nào.
Vì thiếu người, quân đội cho phép nam giới đồng tính nhập ngũ trong hai cuộc thế chiến. Khoảng 250.000 trong tổng số 5 triệu nam giới tham chiến trong Đại chiến thế giới thứ hai là người đồng tính hoặc song tính.
Sự thay đổi ấy diễn ra trong bối cảnh luật quy định quân nhân có thể bị sa thải vì đồng tính. Còn nếu họ thực hiện hành vi luyến ái với người cùng giới, tòa án có thể tuyên án tù hoặc xử bắn họ vì tội “hành xử không đúng”.
Hàng loạt phiên xử quân nhân đồng tính diễn ra sau khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945. Một trong những người phải hầu tòa là nhà toán học và nhà mật mã Alan Turing, người từng làm việc cho trung tâm giải mã Bletchley Park của Anh. Ông tự sát vào năm 1954 sau khi tòa án kết tội ông vì hành vi đồng tính 2 năm trước đó.
Ngày 27/7/1967, Quốc hội Anh thông qua Luật Tội tình dục, cho phép hai nam giới trên 21 tuổi được thực hiện hành vi luyến ái ở chốn riêng tư.
Hai binh sĩ đồng tính tranh thủ thời gian ngừng chiến để thư giãn. |
Các hoạt động văn hóa trên chiến hạm là cơ hội để binh sĩ đồng tính hòa nhập cùng đồng đội. |
Các diễn viên biểu diễn trên một chiến hạm Anh. |
Montague Glover (trái) và Ralph Hall (phải) là hai binh sĩ cùng tham gia Đại chiến Thế giới I. Họ yêu nhau từ thập niên 30 tới tận thập niên 80. |
Một đoàn biểu diễn chụp ảnh lưu niệm trên tàu sân bay HMS Erin vào năm 1917. |
Một bưu thiếp có hình hai binh sĩ đồng tính trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |
Cuốn sách “Fighting Proud” về những người lính đồng tính của nhà văn Stephen Bourne. |