Cô giáo mầm non chơi 8 loại nhạc cụ giúp nghệ thuật hóa giờ học của trẻ

Cô giáo Bùi Thị Thu Thủy, giáo viên trường Mầm non Xuân La (Q.Tây Hồ, Hà Nội) đã nghệ thuật hóa những hoạt động dạy học và vui chơi để giúp trẻ có thể phát huy những năng khiếu của bản thân.
co giao mam non choi 8 loai nhac cu giup nghe thuat hoa gio hoc cua tre
Cô Bùi Thị Thu Thủy tại lễ vinh danh giáo viên sáng tạo, tâm huyết.

Đưa nghệ thuật dân gian đến gần với trẻ

Sự sáng tạo trong nghệ thuật hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ mẫu giáo của cô giáo Bùi Thị Thu Thủy được trao giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2016-2017 do ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng sáng ngày 8/11.

“Những đặc điểm về nhận thức, xúc cảm và đặc biệt là tâm sinh lý của trẻ nhỏ vốn rất thích những hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là múa, hát”, cô giáo Thủy chia sẻ về ý tưởng đưa yếu tố nghệ thuật vào giảng dạy và vui chơi cho trẻ.

Với khả năng chơi 8 loại nhạc cụ gồm cả nhạc cụ dân tộc như: đàn T’rưng, đàn Đá, sáo Cờ Ho, Trống, đàn Tam thập lục…) và nhạc cụ hiện đại như: đàn Ooc-gan, piano đã giúp cô giáo Thủy có thể dễ dàng sáng tạo tiết dạy học của mình để tạo cảm hứng học tập và vui chơi ở trẻ.

Cô Thủy thay phiên sử dụng những loại nhạc cụ này để đưa vào tiết học khác nhau. Như trong buổi học về dân tộc Thái, cô giáo cho trẻ làm chiếc khèn từ lá cây. “Tuy không thể thổi kèn lá được thành nhạc nhưng trẻ có thể cảm nhận được âm thanh phát ra từ lá cây như thế nào”, lời cô Thủy.

Những câu hát, câu ca trù, hò, đồng dao,… còn được cô giáo sáng tạo bằng cách tự viết lời, tự viết nhạc một cách ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn. Cô cũng thường đệm đàn để trẻ ngâm thơ, bình thơ, hát ru em bé ngủ,…

Đối với một tiết học đếm số, cô Thủy không dạy các em theo phương pháp bình thường mà cho trẻ nhảy dân vũ. Trong quá trình trẻ nhảy đồng thời trẻ đếm được số bạn trong lớp của mình.

Hay dạy toán nhưng lồng vào đó là câu chuyện Dê đen, dê trắng và sói xám. “Kết thúc truyện không phải là chú dê trắng bị chó sói ăn thịt mà kết thúc nhân văn hơn. Nhờ vào sự góp sức trả lời được những câu hỏi của cô giáo, các bạn nhỏ đã giúp bạn dê trắng không bị sói ăn thịt. Qua đó, trẻ cảm nhận được lòng nhân ái, tăng cường sự hòa thuận, đoàn kết giữa các trẻ với nhau”, cô Thủy chia sẻ.

“Buổi sinh hoạt lớp cuối tuần không chỉ nêu gương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ mà cô còn dạy các con khiêu vũ. Trong đó, con được tự chọn và hóa thân các nhân vật mà mình yêu thích như: vũ công, nhạc công, người dẫn chương trình, ca sĩ…”, cô giáo hào hứng chia sẻ về những tiết học sáng tạo của mình.

Phát hiện năng khiếu đặc biệt ở trẻ

co giao mam non choi 8 loai nhac cu giup nghe thuat hoa gio hoc cua tre
co giao mam non choi 8 loai nhac cu giup nghe thuat hoa gio hoc cua tre
Cô Thủy tại trong giờ dạy sáng tạo với trẻ mầm non.

Từ sự chuyên tâm, nhiệt huyết và sáng tạo trong từng tiết dạy học, cô Thủy đã phát hiện như những tài năng đặc biệt ở các bé.

Cô giáo Thủy cho biết, trong lớp học có một bé nhận thức chậm hơn các bạn khác nên gia đình xin cho trẻ học thêm một năm mầm non trước khi vào lớp 1. Đầu năm học, bé này không trò chuyện với cô giáo hay bất cứ bạn học nào trong lớp mà chỉ ngồi một mình.

“Qua một thời gian học, mình phát hiện ra con có năng khiếu học chữ cái rất nhanh. Để giúp con con có thể phát triển khả năng này, cô đã trò chuyện, gần gũi với trẻ hơn qua những bài hát ru, câu chuyện. Từ đấy con tâm sự và kể chuyện với cô nhiều hơn”, cô Thủy tâm sự.

Cũng chính trong quá trình gần gũi với bé này, cô giáo còn nhận thấy bé có giọng hát hay, đóng kịch giỏi và có khả năng sáng tạo, vận dụng ngôn từ linh hoạt. Năm học vừa qua, bé cùng các bạn và tập thể nhà trường đã giành giải Ba chương trình Tiếng hát Tuổi hồng cấp quận.

“Mình và gia đình bé đều rất mừng và hãnh diện trước những tiến bộ nhanh chóng của con. Bây giờ con đã rất tự tin khi đứng trước bạn bè và cả ở những chốn đông người”, cô Thủy mừng rỡ tâm sự.

Về những khó khăn trong quá trình nghệ thuật hóa những giờ học và vui chơi của trẻ, cô Thủy cho biết khó khăn nhất là ban đầu trẻ nhút nhát nên phải mất một thời gian để làm quen với các loại hình nghệ thuật.

Cô Thủy tâm sự: “Như cô giáo muốn con đóng kịch thì phải cho con làm quen với loại hình kịch rối. Để con đóng 1-2 nhân vật trong vở kịch cụ thể trước. Sau đó mới cho con vào sân khấu lớn để con tự tin lựa chọn các nhân vật để hóa thân”.

Thử thách nữa đối với việc dạy học theo hình thức này là nhiều phụ huynh bận rộn nên giáo viên không thường xuyên gặp mặt, trao đổi trực tiếp về tình trạng của con với phụ huynh. Những thế mạnh ở trẻ để phát huy và những điểm yếu muốn khắc phục cô giáo chỉ có thể trao đổi qua điện thoại.

Sự tâm huyết và sáng tạo trong việc dạy học của cô giáo Thủy đã nhận lại được kết quả xứng đáng.

Cô Thủy vui mừng kể: “Cuối năm học vừa qua, khi đánh giá khả năng của các con trong lớp qua 120 chỉ số, trong đó có các chỉ số về thẩm mỹ, tạo hình và âm nhạc đều rất vượt trội so với trẻ lớp khác. Các con tự tin hơn khi giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề… đặc biệt là những kỹ năng sống để trẻ tự tin vào bản thân hơn khi bước vào lớp 1”.

Những sáng tạo này của cô Thủy cũng được các cô giáo trong trường áp dụng để các tiết học sinh động và giúp các trẻ hứng thú hơn. Cô Thủy cho biết, hiện tại tất cả các giáo viên trong trường đều biết chơi đàn Ooc-gan, trong đó có nhiều cô giáo biết chơi 3-4 loại nhạc cụ.

co giao mam non choi 8 loai nhac cu giup nghe thuat hoa gio hoc cua tre Đau lòng một cô giáo tiểu học tử vong do sập nhà trong mưa lũ ở Quảng Ngãi

Do mưa lũ lớn làm sập nhà khiến cô giáo Hồ Thị Mai, giáo viên tiểu học trường tiểu học Trà Giang, huyện Trà Bồng, ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.