Cơ quan nào giám sát và quản lý các cơ sở thu mua phế liệu?

Cơ quan nào giám sát và quản lý các cửa hàng thu mua phế liệu đang là câu hỏi nhiều người đặt ra khi mà tình trạng cháy nổ xuất hiện ngày càng nhiều...

Sau vụ nổ kinh hoàng tại thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) khiến 6 người thương vong và 5 ngôi nhà bị sập vào ngày 3/1, không ít người giật mình lo sợ về sự an toàn tại những điểm kinh doanh sắt vụn, phế liệu ngay tại khu dân cư.

co quan nao giam sat va quan ly cac co so thu mua phe lieu
Vụ nổ lớn xảy ra vào rạng sáng 3/1 khiến 2 cháu bé tử vong, 4 người bị thương và 5 ngôi nhà bị sập tại Bắc Ninh - Ảnh: Công Phương

Là loại hình kinh doanh có điều kiện, các cơ sở này phải đảm bảo nhiều tiêu chí, như: Giấy phép kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống phòng, chống cháy, nổ đúng quy định... Quy định là vậy, song hầu hết các cơ sở đều hoạt động một cách tự phát, phớt lờ việc đảm bảo các quy chuẩn trên.

Điều đáng nói, nhiều điểm kinh doanh loại hình này còn thường xuyên lấn chiếm lòng, lề đường để làm nơi tập kết, trung chuyển phế liệu; ảnh hưởng tới môi trường sống và gây mất trật tự ATGT.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ cũng bị “ngó lơ”. Bên trong các bãi phế liệu, hệ thống đường dây điện cũ kỹ, giăng mắc chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ chập cháy cao, nhất là khi được đặt gần các loại đồ nhựa, phế phẩm dễ cháy. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở này đều không trang bị bất kỳ dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy nào.

Ngoài ra, kinh doanh phế liệu là hoạt động có thể gây tác động xấu đến môi trường nên theo Điều 29, Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì dự án về việc kinh doanh phế liệu phải được lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 19, Nghị định 18/2015; trong đó theo Điểm c, Khoản 1: UBND cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy mô hộ gia đình được UBND cấp huyện ủy quyền bằng văn bản.

Việc cấp phép đủ điều kiện về môi trường quy định tại Thông tư 41/2015/TT-BTNMT:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);

e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);

h) Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư này.

Thủ tục cấp

a, Cơ quan cấp:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) đối với các trường hợp sau:

+ Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có khối lượng phế liệu nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này . Nhôm với khối lượng là 50 tấn/năm

- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) cấp, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường

b, Thời hạn

- Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường là bốn mươi (40) ngày làm việc;

- Thời hạn cấp Giấy xác nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là ba mươi (30) ngày làm việc;

c, Thủ tục duyệt hồ sơ

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này và tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến nhận xét theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường được thể hiện bằng biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền không tổ chức đoàn kiểm tra đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan có thẩm quyền xem xét; trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho cơ quan có thẩm quyền; trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích; trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu có thay đổi về tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu thì thực hiện thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

Trong khi đó, ngoài hậu quả về ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, những cửa hàng "đồng nát" này thực sự là mối nguy lớn về mất an toàn cháy nổ. Sự an toàn của hàng chục hộ dân lân cận hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức, ý thức tự giác của những chủ cơ sở buôn phế liệu, trong khi phần lớn người làm nghề này là lao động phổ thông, thiếu kiến thức về phòng chống cháy nổ.

Đó là chưa kể vì miếng cơm manh áo, họ sẵn sàng bỏ qua những mối nguy hiểm cận kề chỉ để kiếm thêm vài cân đồng, cân sắt. Đã đến lúc các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở phải tăng cường kiểm soát về sự an toàn của các cơ sở kinh doanh phế liệu để bịt "lỗ hổng" mất an toàn.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.