Có thể bạn sẽ thấy mình trong câu chuyện dưới đây:
Sáng hôm đó, Carla phải đưa con đến trường sau đó có mặt tại cuộc họp lúc 8h30. Trong khi cô làm bữa sáng, con trai cô - Jonah đang chơi lego trong phòng khách.
“Jonah, ra ăn sáng đi con”. Jonah không trả lời, mặc dù Carla nhìn thấy cậu bé đang ngồi chơi trong phòng khách ngay gần đó. “Jonah, đến giờ ăn sáng rồi,” cô gọi lần nữa nhưng cậu bé vẫn tiếp tục chơi và không trả lời.
Carla rất bực mình, cô đùng đùng đi vào phòng khách và quát: “Jonah, mẹ bảo con ra ăn sáng ngay cơ mà!”
Nếu bạn đã từng trải qua tình huống tương tự thì chúc mừng, bạn đã tìm đúng “quân sư” rồi.
Bạn luôn cảm thấy con lờ đi mọi lời bạn nói?
Để dạy con trẻ đáp lời ngay lần gọi đầu tiên, bạn cần giúp chúng hình thành thói quen để tâm đến những gì mình nói. Để tạo được thói quen này thì đầu tiên bạn cần chú ý cách mình nói chuyện với con.
Tại sao ư? Bởi vì nếu bạn thường gọi đi gọi lại mà không thấy con mình trả lời và sau đó tự mình làm việc mà bạn định bảo chúng làm hoặc la mắng chúng vì không đáp, bạn đã vô tình dạy trẻ con rằng chúng có thể làm ngơ trước lời của bố mẹ cho đến khi bố mẹ bỏ cuộc hoặc phải la lên.
La hét gây sự chú ý nhưng lại cũng là nguyên ngân hình thành vấn đề trong giao tiếp giữa bố mẹ và con. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với trẻ con, la mắng có tác động tiêu cực y như khi chúng bị đánh đập. Những đứa trẻ hay bị bố mẹ la cũng thiếu tự tin hơn, dễ nổi nóng hơn và có nguy cơ trầm cảm cao hơn.
(Ảnh: Parenting) |
Thay vì la mắng, bạn có thể làm theo các bước sau đây để khiến con lắng nghe mình nói ngay từ lần đầu tiên.
1. Đầu tiên, bạn phải chắc rằng con đang lắng nghe mình
Bạn phải chắc rằng con đang lắng nghe mình khi bạn yêu cầu chúng làm gì hoặc không cho phép chúng làm gì. Không nên hét lên để gọi chúng.
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên quỳ gối và nhìn vào mắt chúng khi đưa ra yêu cầu. Một cái chạm nhẹ vào cánh tay hay một vài cử chỉ thân thiện cũng rất hữu ích trong giao tiếp với trẻ em.
Đối với trẻ lớn hơn, đừng giao tiếp ánh mắt với chúng nhiều và cần biết rằng chúng có đang lắng nghe mình hay không trước khi đưa ra yêu cầu gì đó.
2. Biết rằng có thể con đang vô tình lờ bạn đi
Trẻ em (đặc biệt là dưới 14 tuổi) rất dễ mất tập trung và thường không để ý những gì đang xảy ra xung quanh.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ em đang tập trung làm một việc gì đó, chơi, đọc sách, chơi điện tử, thì thường không quan tâm đến thế giới xung quanh. Chúng thiếu cái gọi là “nhận thức ngoại vi”.
Sự hạn chế về nhận thức ngoại vi là nguyên nhân khiến chúng không để ý tới những gì xảy ra xung quanh – kể cả khi bố mẹ đứng ngay gần đó và nói chuyện với chúng.
Vì thế, khi bạn nghĩ rằng con có thể đang lờ mình đi thì hãy chắc rằng chúng đang lắng nghe trước khi bạn nói điều gì đó.
3. Biết rằng con có thể đang cố tình lờ bạn đi
Ngược lại, một vài đứa trẻ đang thử xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bỏ ngoài tai lời bố mẹ nói.
Đây là một điều khiến chúng tò mò và cũng là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, có thể trước đây bạn từng khiến chúng nghĩ rằng có thể ngó lơ trước lời bố mẹ nói.
4. Khi bạn chắc rằng con đang lắng nghe mình, chỉ hỏi 1 lần duy nhất và chờ xem phản ứng của chúng
Nếu chúng lắng nghe và đáp lời thì bạn đã thành công. Nếu không thì hãy hỏi thêm một lần nữa và bổ sung thêm những bước sau:
5. Nói cho con biết lí do mình gọi chúng
Có nghĩa là đưa ra một lí do để chúng thực hiện yêu cầu của bạn. Điều này giúp trẻ con hiểu rằng bạn có lí do chính đáng chứ không phải bạn độc đoán. (Lưu ý: “Vì bố/ mẹ bảo thế” không phải là một lí do và có thể dẫn đến việc yêu cầu của bạn ít có hiệu lực với đứa trẻ.)
Giúp con hiểu rằng quy định hay yêu cầu có thể hơi khắt khe với chúng và vào thời điểm phù hợp, hãy giải thích cho chúng hiểu tác động của hành động của chúng với người xung quanh. Bước này có thể không đảm bảo rằng con sẽ đáp lời bạn ngay nhưng sẽ giúp con hiểu rằng yêu cầu của bạn là hợp lý và bản thân bạn sẽ hình thành thói quen đưa ra những lí do thích đáng để thúc đẩy hành động của bọn trẻ.
Ví dụ: “Lấy giày đi con. Một phút nữa chúng ta sẽ xuất phát để còn kịp đón các bạn của con nữa.”
(Ảnh: Bengo4) |
6. Nếu được, hãy để trẻ nhận thức được hậu quả từ hành động của chúng
Hậu quả tự nhiên ví dụ như bị ướt chân vì đi dép xỏ ngón thay vì bốt đi mưa hay quần áo không được là ủi vì chúng lại để quần áo trên sàn nhà, là những hậu quả của hành động của chúng khi không được bố mẹ nhắc nhở.
Trừ những hậu quả về sức khoẻ ngay có thể gây nguy hiểm cho trẻ thì học qua trải nghiệm là phương pháp tốt nhất. Trong nhiều trường hợp thì trẻ không nhận lại hậu quả gì và bố mẹ đành phải làm gì đó, ví dụ như khi chúng đá ghế trên máy bay hay nói chuyện không lễ phép với người lớn.
Khi hậu quả tự nhiên không phải là một lựa chọn thì chuyển sang bước 7.
7. Cảnh báo con về hậu quả
Tức là chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng không đáp lại yêu cầu của bạn.
Ví dụ như: “Chúng ta sẽ rời khỏi công viên trong 5 phút nữa. Nếu con không đi theo mẹ thì ngày mai sau giờ học chúng ta sẽ không đi công viên nữa vì con không chịu ra về đúng giờ.”
Cảnh báo là rất cần thiết vì nếu trẻ biết trước được hậu quả của việc không tuân thủ quy định hay ngó lơ yêu cầu của bố mẹ, chúng sẽ có thể lựa chọn phản ứng phù hợp: làm theo quy định hay không nghe lời và lãnh hậu quả.
Sau khi đã nhắc lại yêu cầu của mình, đưa ra lí do và cảnh báo về hậu quả, hãy chờ xem con mình phản ứng như thế nào. Trong trường hợp bạn đưa ra yêu cầu hợp lý mà chúng vẫn không nghe theo thì hãy phạt chúng dựa trên những hậu quả mà bạn đã cảnh báo chúng từ trước.
Bước cuối cùng này sẽ cho con thấy yêu cầu bạn đưa ra nhất định phải được thực hiện. Sự kiên định là chìa khoá để điều chỉnh hành động của trẻ.
XEM THÊM
Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ kém cỏi có cha mẹ giỏi giang
Làm con của ông giám đốc, cô bé Giang (Hà Nội) suy sụp đến nơi vì luôn thấy mình kém cỏi, còn bố cô chỉ ... |
Cha mẹ phải hầu tòa vì đặt tên con gái không nữ tính
Đặt tên con gái là Blu (màu xanh trời), cặp cha mẹ người Italy vừa bị tòa án địa phương triệu tập, yêu cầu đổi ... |
Nguyên tắc ba phút phụ huynh nên áp dụng khi muốn gần gũi con, nhất là người bận rộn
Chỉ cần 3 phút ngắn ngủi, bố mẹ sẽ gần gũi con hơn và trở thành người mà bé tin tưởng có thể để kể ... |