Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ có nhiều lợi thế phát triển loại hình căn hộ mới

Theo đánh giá của HoREA, các huyện vùng ven TP HCM như; Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ có rất nhiều lợi thế để phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là các loại hình căn hộ mới.

Trong đề xuất các mô hình phát triển nhà ở đáp ứng tình trạng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm của TP HCM, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đánh giá các huyện vùng ven đang có nhiều lợi thế.

Cụ thể, đối với mô hình phát triển các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa nông thôn, trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện, hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng công cộng, gắn với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp kĩ thuật cao, tạo ra môi trường sống xanh, trong lành.

Điển hình thành công là huyện Củ Chi (mà Khu di tích địa đạo Củ Chi là lợi thế đặc biệt và có nhiều khu công nghiệp). Huyện Hóc Môn có lợi thế tương tự huyện Củ Chi; Huyện Cần Giờ cũng có lợi thế phát triển đầy tiềm năng (có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Rừng Sác; di tích lịch sử Đoàn 10 Rừng Sác; khu đô thị lấn biển, cầu Cần Giờ.

ThanhAn13324104717PM

Các huyện vùng ven TP HCM có rất nhiều lợi thế đặc biệt để phát triển bất động sản trong những năm tiếp theo. (Ảnh: Vietnamnews)

Huyện Nhà Bè có lợi thế nhờ tiếp giáp Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và có Khu đô thị - cảng biển Hiệp Phước; Huyện Bình Chánh có lợi thế về đầu mối kết nối giao thông, chợ đầu mối, bệnh viện tuyến cuối, có dân số lên đến 705.508 người, cao hơn nhiều quận nội thành, đã có nhiều xã có tốc độ đô thị hóa rất cao như Bình Hưng, Phong Phú, Tân Túc, Bình Chánh.

HoREA đánh giá đây cũng là điều kiện để tái cơ cấu dân cư của thành phố, tạo thị trường căn nhà thứ hai cho cư dân thành phố phát triển du lịch.

Hiệp hội cho biết các loại hình bất động sản mới có thể xuất hiện tại các địa phương này như; mô hình văn phòng - lưu trú (Officetel), căn hộ dịch vụ (Serviced Apartment), căn hộ du lịch (Condotel), cửa hàng - lưu trú (Shophouse).

Bất động sản các tỉnh lân cận tạo thành đô thị vệ tinh cho TP HCM

Theo thống kê của Hiệp hội, trong khoảng 20 năm gần đây, nhiều địa phương trong "Vùng TP HCM" đã có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp rất nhanh, như các tỉnh Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai (Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang có chậm hơn)

Nhiều khu vực giáp ranh hoặc gần TP HCM như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An); Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương); Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai); Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đã thực sự tạo thành các đô thị vệ tinh (như vùng ngoại ô) của TP HCM, góp phần cơ cấu lại sản xuất và dân cư trong toàn vùng.

HoREA kiến nghị, TP HCM chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận, đây là chiến lược trong việc tái cơ cấu sản xuất và tái bố trí dân cư, để giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân thành phố và làm giảm bớt áp lực của dòng người nhập cư.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.