Cử tri Thủ Thiêm: Tại sao có đất có nhà mà không được ở?

Nhiều cử tri Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) tiếp tục phản ánh bức xúc với các đại biểu Quốc hội về những sai phạm trong công tác bồi thường, giải toả mặt bằng.

Sáng 4/12, Tổ đại biểu Quốc hội khoá XIV, đại biểu HĐND TP HCM khoá IX có buổi tiếp xúc cử tri quận 2, TP HCM.

Tổ đại biểu Quốc hội gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND thành phố), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó chánh án TAND TP HCM). Cùng với đại biểu Quốc hội, các đại biểu HĐND thành phố tổ số 2 là ông Nguyễn Văn Hiếu (Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy), bà Nguyễn Thị Ngọc Hương (Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 2) và ông Nguyễn Hồng Hà (Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn) cũng tham gia buổi làm việc.

Về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cử tri Đào Bé (phường Thủ Bình An) đặt vấn đề về những sai phạm của cơ quan chức năng trong việc bồi thường, giải tỏa mặt bằng.

Ông Bé nêu: UBND TP HCM xử các vấn đề liên quan liệu đã hợp chưa. Năm ngoái, Chủ tịch UBND TP HCM nói khu vực 160 ha nằm ngoài tầm thành phố, phải xin ý kiến nhưng đến nay không thấy phản hồi. Phó Chủ tịch UBND TP HCM thuyết phục dân không ra Hà Nội khiếu nại, về TP HCM giải quyết nhưng đến nay không thấy động thái nào; Phó Thủ tướng yêu cầu đối thoại với người dân 5 khu phố, 3 phường nhưng đến nay chưa thấy thực hiện.… Các bác có thấy sai phạm không? Sai từ đâu? Chỗ nào? Bà con đấu tranh đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Có hướng dẫn bà con đấu tranh đúng chưa?”, ông Bé phản ánh.

Cử tri Thủ Thiêm: Tại sao có đất có nhà mà không được ở? - Ảnh 1.

Ông Bé bày tỏ bức xúc với tổ đại biểu.


Cử tri Thủ Thiêm: Tại sao có đất có nhà mà không được ở? - Ảnh 2.

Cử tri Nguyễn Thị Cẩm Mỹ

Ông Bé cho rằng, thành phố đang giải quyết vấn đề giống như chữa cháy, "hư chỗ nào sửa chỗ nấy, cháy chỗ nào dập chỗ ấy".

"Chưa thấy nói đến cái sai về quy hoạch. Ai đã phá nát quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm để từ đó dẫn đến hàng loạt sai phạm. Khu 4,3 ha có nguồn gốc từ đâu thì trả lại hiện trạng. Hiện trạng là đất ở, đất dân cư, không có đất công. Phải coi cả khu cư xá giãn dân là khu 4,3 ha”, ông Bé nói.

Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết (phường Bình Trưng Tây) cho rằng, bản đồ 1/5000 đã mất nên không có cơ sở để nói khu phố 1 ngoài ranh: "Nếu không mất, thì đưa bản đồ ra xác định chỗ nào trong ranh, ngoài ranh. Nếu không có bản đồ thì kết luận của các cơ quan chức năng cũng chỉ mang tính chất võ đoán".

Cử tri Thủ Thiêm: Tại sao có đất có nhà mà không được ở? - Ảnh 3.

Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri sáng 4/12.

Cử tri Nguyễn Thị Cẩm Mỹ bày tỏ, căn nhà hơn 2.000 m2 của gia đình bà chưa được bồi thường đồng nào nhưng đã bị cưỡng chế, gia đình bà không được tạm cư, phải ăn ở ngoài đường.

“Tôi đã khiếu nại từ năm 2009 đến nay nhưng chính quyền trả lời đã bồi thường cho ông Lê Văn Tư theo QĐ 8339, nhưng tôi đến tìm hiểu thì lại đền bù cho căn nhà của ông Tư, không tách hồ sơ cho chúng tôi ra khỏi nhà ông Tư, cho là nhà không số” bà Mỹ giải và cho biết, năm nào cũng cấp chứng nhận gia đình văn hóa, có ghi số nhà 512/63, "tiêu hủy gia cầm cũng ghi số nhà, tại sao trong quyết định thu hồi đất lại không có số nhà?".

”Tôi gửi hồ sơ cho đại biểu rất nhiều lần nhưng có ai xem xét cho tôi? Tôi đề nghị giải quyết để con tôi được đi học, gia đình tôi có chỗ ở”, bà Mỹ bức xúc.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.