Cũng như Trung Quốc, Hong Kong đang khan hiếm thịt heo, xách giỏ đi mua khắp Đông Nam Á

Giá thịt heo tại Hong Kong đã tăng lên gấp đôi sau khi nguồn cung từ Trung Quốc đại lục bị gián đoạn.

Khan hiếm thịt heo ở Hong Kong

Khi Trung Quốc đại lục đình chỉ việc vận chuyển tất cả heo sống đến Hong Kong vì xuất hiện dịch tả heo châu Phi, những người mua sắm tại Hong Kong đã tràn ngập đi lùng tại các khu chợ ẩm ướt của thành phố. 

"Sự thiếu hụt thịt heo sẽ là một vấn đề lớn", bà nội trợ Mei Foo nói. "Bất kì gia đình nào cũng cần thịt heo đê nấu súp ít nhất hai lần một tuần".

2fc47862-1c06-11ea-8971-922fdc94075f_image_hires_191358

Khan hiếm thịt heo ở Hong Kong. (Ảnh: SCMP).

Thịt heo là nguyên liệu chính trong các món ăn phổ biến ở Hong Kong, từ bánh bao đến món súp Quảng Đông. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khổng lồ đó, thành phố này mỗi ngày thường nhập khoảng 4.000 con heo sống từ đại lục, để bổ sung cho khoảng 500 đầu mối. Nhưng kể từ khi nhập khẩu heo từ đại lục bị đình chỉ vào tháng 5/2019, con số đó đã giảm mạnh chỉ còn 1.324 con tính đến ngày 9/12.

Sự khan hiếm thịt heo đã khiến giá heo hơi tại đây tăng vọt lên tới 159 USD Hong Kong cho mỗi kg, so với mức 75,7 USD Hong Ko/kg trong tháng 1/2019. Nhiều quầy hàng đã phải đóng cửa vì không còn thịt để bán. 

Theo nghiên cứu vào giai đoạn 2014 -2015, mỗi hộ gia đình trung bình của Hong Kong phải chi hơn 27% ngân sách cho thực phẩm. 

Trong khi đó, người Hong Kong trung bình tiêu thụ khoảng 664 kg cả thịt heo và thịt bò mỗi ngày, gấp khoảng 4 lần so với mức trung bình của người Anh. Hong Kong đang cố gắng tìm kiếm nguồn thịt heo thay thế từ các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Singapore, để giải quyết sự thiếu hụt.

Hong Kong tính chuyện nhập khẩu thịt heo từ Đông Nam Á 

Bộ Nông nghiệp, ngư nghiệp và bảo tồn Hong Kong sẽ có chuyến công tác tại Singapore vào đầu năm sau, để tìm hiểu cách thức nhập thịt heo từ Malaysia qua đường biển. Họ cũng đang xem xét cách tăng nhập khẩu thịt heo từ các thị trường như Thái Lan và Hàn Quốc. 

Kể từ tháng 8, xuất khẩu thịt heo của Thái Lan sang Hong Kong đã tăng 40% - Surachai Sutthitham, Chủ tịch hiệp hội Raisers Thái Lan cho biết.

92bd7ec8-1c06-11ea-8971-922fdc94075f_1320x770_191358

Hong Kong đang xem xét cách tăng nhập khẩu thịt heo từ các thị trường như Thái Lan và Hàn Quốc. (Ảnh: SCMP).

Tuy nhiên, chuyên gia an ninh lương thực Paul Teng từ Đại học Công nghệ Nayang, lại cho rằng: "Thật kì lạ khi Hong Kong đang tìm đến Đông Nam Á để khắc phục tình trạng thiếu thịt heo, trong khi khu vực này có xu hướng tiêu thụ những gì sản xuất được, và ít có thặng dư cho xuất khẩu". 

Bên cạnh đó, theo Paul, khu vực Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt heo, khi hai nhà sản xuất thịt lớn nhất là Việt Nam và Philippines đều đang chìm trong vòng xoáy của bệnh dịch tả heo châu Phi. 

"Cho đến nay chỉ còn Malaysia chưa ghi nhận ổ dịch nào", Paul nói. 

Việt Nam là quốc gia sản xuất thịt heo lớn thứ sáu thế giới, và lớn thứ 2 châu Á sau Trung Quốc. Nhưng dịch tả heo châu Phi đã nhanh chóng lan ra khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, sau khi được phát hiện vào đầu tháng 2/2019. Hàng triệu con heo đã bị tiêu huỷ, đến cuối tháng 7 đàn heo của Việt Nam đã giảm 18,5%, xuống còn 22,2 triệu con. 

Bài học sử dụng thịt đông lạnh từ Singapore

Trong cuộc khủng hoảng này, Hong Kong có thể học hỏi được nhiều từ Singapore, thành phố đã phải nhập khẩu khoảng 126.000 tấn thịt heo mỗi năm. 

Nhập khẩu thịt heo của Singapore được chia làm ba loại: heo sống từ Indonesia và Malaysia, thịt heo đông lạnh từ 23 quốc gia và thịt heo ướp lạnh. 

38149164-1c06-11ea-8971-922fdc94075f_1320x770_191358

Đảo quốc sư tử đã phát động một chương trình giáo dục công cộng, khuyến khích người tiêu dùng mua thịt đông lạnh, để giảm sự phụ thuộc vào thịt tươi hoặc thịt ướp lạnh. (Ảnh: SCMP).

Lò mổ duy nhất của Singapore xử lí khoảng 1.000 con heo mỗi ngày. Bộ Nông nghiệp Hong Kong đang xem xét liệu họ có thể nhập khẩu heo sống theo cách tương tự hay không. 

Nhưng chính thái độ của Singapore với thịt đông lạnh mới là bài học lớn nhất cho Hong Kong. 

Năm 2008, đảo quốc sư tử đã phát động một chương trình giáo dục công cộng khuyến khích người tiêu dùng mua thịt đông lạnh, để giảm sự phụ thuộc vào thịt tươi hoặc thịt ướp lạnh. Chiến dịch này ghi nhận với việc tăng lượng tiêu thịt lợn đông lạnh từ 57.600 tấn trong năm 2008 lên 71.900 tấn trong năm 2012, trong khi thịt ướp lạnh giảm 1.700 tấn cùng kì. 

Kể từ đó, giá thịt lợn tại quốc đảo này ổn định đáng kể. Năm ngoái, giá thịt heo nạc ướp lạnh ở Singapore là 13,73 USD Singapore một kilogram, tức tăng khoảng 1 USD trong vòng 1 thập kỉ. 

Chuyên gia nói rằng, Hong Kong có thể có lợi bằng cách khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh, qua đó làm giảm sự phụ thuộc của thành phố vào việc nhập khẩu heo sống.

Một lợi thế của thịt heo đông lạnh là nó có thể được nhập khẩu từ những nơi xa hơn, điều này sẽ mở ra sự đa dạng về nguồn cung và thị trường mà vẫn không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.