'Cuộc chiến taxi': Bộ GTVT 'thừa nhận' quản lý chưa theo kịp thực tế

Liên quan đến việc thí điểm "taxi công nghệ", Bộ GTVT cũng "thừa nhận" rằng trình độ quản lý chưa theo kịp thực tế.
 
cuoc chien taxi bo gtvt thua nhan quan ly chua theo kip thuc te
(Ảnh minh họa: Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính)

Mới đây, "cuộc chiến taxi" tiếp tục nóng khi một hãng taxi truyền thống lên tiếng cho rằng thí điểm "taxi công nghệ" theo Quyết định 24 và gia hạn thí điểm này của Bộ GTVT có nhiều khuất tất.

Quyết định 24 ra đời thế nào?

Theo Bộ GTVT, thời điểm từ năm 2014 ở Việt Nam đã xuất hiện một số ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa hành khách và đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách như: GrabTaxi, LiveTaxi, TaxiChiềuVề, Uber, AdTOS, iMove.

"Điều này phản ánh xu thế phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực GTVT của quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng bộc lộ một số bất cập", Bộ này cho hay.

Cụ thể những bất cập mà Bộ GTVT đưa ra là có trường hợp phần mềm hỗ trợ kết nối được cung cấp bởi tổ chức thành lập và đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Nhưng cũng có trường hợp được cung cấp bời một tổ chức nước ngoài, không đăng ký hoạt động ở Việt Nam.

Phần mềm hỗ trợ kết nối chủ yếu được ứng dụng cho loại hình vận tải hành khách bằng xe taxi và hợp đồng.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp xe chưa được cấp phù hiệu "xe hợp đồng" cũng sử dụng phần mềm hỗ trợ kết nối để hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

"Điều này là chưa phù hợp với quy định hiện hành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô", Bộ GTVT cho biết.

Được biết, ngày 15/7/2015, Bộ GTVT nhận được văn bản đề nghị của Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam gửi kèm Đề án thí điểm "Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng".

Sau đó, Bộ này đã "chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ thuộc Bộ phối hợp Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia hướng dẫn Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bổ sung, hoàn thiện Đề án thí điểm nêu trên".

Tiếp đó, Bộ GTVT đã có Công văn số 11098 /BGTVT-VT về việc xin thí điểm thực hiện Đề án của Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grabcar) để báo cáo Chính phủ.

Ngày 19/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ GTVT triển khai thí điểm trong đó có việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thuê xe ô tô thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh và người thuê vận tải.

Ngày 25/11/2015, Bộ GTVT đã có Văn bản số 15745/BGTVT-VT về việc xin ý kiến đối với dự thảo Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch thí điểm.

Được biết, ý kiến của Bộ Công an, các Sở GTVT HCM, Đà Nẵng đều đề nghị chỉnh sửa thành kế hoạch triển khai chung, không nên chỉ định Công ty TNHH GrabTaxi.

Ngày 7/01/2016, Bộ GTVT đã có Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Theo đó, các đơn vị có đề án cụ thể phù hợp với tính chất, phương thức vận hành của từng ứng dụng, phù hợp các cam kết, thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị có liên quan và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đều được tham gia thí điểm.

"Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 10 đơn vị triển khai các Đề án thí điểm theo quy định tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT), Bộ này cho biết thêm.

cuoc chien taxi bo gtvt thua nhan quan ly chua theo kip thuc te Vinasun: Thí điểm 'taxi công nghệ' có cần kéo dài?
cuoc chien taxi bo gtvt thua nhan quan ly chua theo kip thuc te Vinasun: 'Taxi truyền thống nguy cơ phá sản, đối tác Grab cũng lao đao'

Quản lý chưa theo kịp thực tế?

Theo Bộ GTVT, trong gần 2 năm thực hiện thí điểm, đơn vị này đã ban hành rất nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị tiếp xúc với đơn vị tham gia thí điểm;

Với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội taxi Hà Nội, Hiệp hội taxi TP HCM để "kịp thời nắm bắt những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm".

Cũng theo Bộ này, trong thời gian thí điểm, nhiều Bộ ngành khác đã phối hợp như Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ thuế; chính sách thuế.

Bộ Công Thương tiếp nhận và giải quyết kiến nghị về vấn đề cạnh tranh, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Các bộ khác như Bộ Công an, KH&ĐT, Tư pháp cũng có văn bản liên quan đến đề án thí điểm theo Quyết định 24.

Ngoài ra, các Sở GTVT liên quan cũng ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, báo cáo, kiến nghị Bộ GTVT các nội dung như:

Chấp thuận cho thành phố niêm yết phương án nhận diện đối với các phương tiện tham gia sử dụng ứng dụng phần mềm; kiểm soát số lượng ô tô 09 chỗ ngồi trở xuống tham gia kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng.

Để tạo sự bình đẳng loại hình này với taxi truyền thống xem xét điều chỉnh điều kiện kinh doanh vận tải cho phù hợp...; tăng cường tranh tra, xử lý phương tiện vi phạm.

Tuy nhiên, khi đánh giá về hạn chế, khó khăn trong thực hiện thí điểm, Bộ GTVT có cho rằng việc thay đổi trong quản lý để đáp ứng xu hướng tất yếu của phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức và quản lý vận tải của các cơ quan quản lý (kể cả Bộ GTVT) và đơn vị vận tải thời gian qua còn hạn chế, trình độ quản lý chưa theo kịp sự thay đổi của thực tế.

cuoc chien taxi bo gtvt thua nhan quan ly chua theo kip thuc te 'Cuộc chiến taxi': Thuế của Grab bằng 1/130 của Vinasun?

Vinasun cho biết trong giai đoạn 2014-2016, GrabTaxi có doanh thu 1.755 tỉ đồng theo số liệu của Tổng cục Thống kê nhưng chỉ nộp ...

chọn
Toàn cảnh vị trí quy hoạch cầu vượt sông Đáy nối Chương Mỹ - Ứng Hòa, Hà Nội
Một cầu vượt sông Đáy dự kiến được xây dựng kết nối các huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa, Hà Nội.