Vinasun: 'Taxi truyền thống nguy cơ phá sản, đối tác Grab cũng lao đao'

Vinasun cho rằng việc thí điểm "taxi công nghệ" theo Quyết định 24 đang khiến phương tiện tăng nhanh, gây áp lực giao thông, khiến các doanh nghiệp taxi truyền thống gặp khó khăn và đối tác của Grab cũng tương tự.
vinasun taxi truyen thong nguy co pha san doi tac grab cung lao dao
Nhiều đối tác của Grab lao đao vì vay tiền mua xe. (Ảnh minh họa: Di Linh)

Thời gian gần đây, 'cuộc chiến taxi' tiếp tục nóng khi một đơn vị taxi truyền thống là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) lại tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT.

Taxi truyền thống bên bờ vực phá sản?

Theo Vinasun, việc thí điểm "vận tải hợp đồng điện tử" theo Quyết định 24 của Bộ GTVT đang khiến các doanh nghiệp Việt đang bị đẩy đến bờ vực phá sản, không đủ khả năng đóng thuế, thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động.

Vinasun cho rằng khi gia nhập thị trường Việt Nam, Grab tung nhiều chương trình khuyến mại, đẩy giá cước vận tải xuống thấp và Grab báo lỗ do chi phí tiếp thị, quảng cáo lớn cũng như giá dịch vụ rẻ hơn taxi truyền thống.

"Với chiến lược phá giá, chiếm lĩnh thị trường, nhiều công ty taxi truyền thống đã và đang đứng bên bờ vực phá sán, các khách hàng kéo sang Grab", Vinasun cho hay.

Liên quan đến vấn đề khuyến mại, Bộ GTVT cho biết "các cơ quan có thẩm quyền liên quan đã và đang xem xét".

Cụ thể là mới đây, Bộ này đã nhận được văn bản của TAND TP HCM về thu thập chứng cứ; văn bản của Bộ Công thương đề nghị cung cấp thông tin liên quan thí điểm.

Phương tiện tăng nhanh, áp lực giao thông

Ngoài việc gặp khó khăn khi cạnh tranh với "taxi công nghệ", Vinasun cũng cho rằng các phương tiện tham gia thí điểm phát triển quá nhanh gây áp lực cho hạ tầng giao thông, mất an toàn giao thông.

Vinasun dẫn số liệu của Sở GTVT TP HCM và Hà Nội cho biết xe tham gia thí điểm tăng nhanh, khó kiểm soát và gây ùn tắc tại 2 TP này.

"Chưa tới 2 năm, số lượng xe đăng ký chạy hợp đồng điện tử đã hơn 50.000 xe (trên 90% xe là vay mượn mua đầu tư mới).

Tính đến tháng 9/2017 Hà Nội cấp hơn 21.800 phù hiệu, TP HCM cấp 28.355 phù hiệu xe hợp đồng 9 chỗ ngồi trở xuống.

Các xe này tần suất sử dụng mặt đường cao (trung bình 12-14h/ngày) gấp 4-5 lần xe cá nhân khiến giao thông chịu nhiều áp lực", Vinasun thông tin.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng đến tháng /2018 mới có 42.106 phương tiện tham gia thí điểm (theo tổng hợp từ các Sở GTVT).

"Một trong các lý do để xem xét cho thí điểm ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử đó là sự minh bạch, an toàn cho khách hàng khi biết trước đuợc lộ trình, quãng đường, số tiền và có thể chia sẻ được hành trình để người khác kiểm soát.

Đồng thời giảm được phương tiện chạy rỗng trên đường, tránh hiện tượng nhiều xe cùng đón 1 khách qua đó giảm áp lực giao thông và chi phí xã hội.

Đồng thời thu hút các nhà đầu tư có nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư kinh doanh dịch vụ vận tải để tăng nguồn cung dịch vụ để người dân có thêm lựa chọn", Bộ GTVT trả lời.

vinasun taxi truyen thong nguy co pha san doi tac grab cung lao dao Thanh tra ACV: Nhiều nhà thầu không muốn quyết toán dự án hoàn thành

Tiềm ẩn nguy cơ ANTT xã hội

Ngoài việc "khiến taxi truyền thống nguy cơ phá sản", Vinasun cho rằng hơn 50.000 lao động chạy xe tham gia thí điểm đang phải "đơn độc chống chọi với áp lực công việc, áp lực hành khách, áp lực giao thông nhưng lại không được bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi chính đáng".

Theo Vinasun, ban đầu, Grab có chính sách thưởng lái xe rất cao để thu hút tài xế. Sau đó, giảm xuống khiến nhiều tài xế "càng chạy càng lỗ, vay ngân hàng không trả được".

"Nhiều lái xe tính toán, sau khi trừ chi phí phần mềm, xăng xe, họ không đủ tiền để khẩu hao xe", Vinasun thông tin.

Thêm nữa, Vinasun cũng dẫn những trường hợp "lái xe đánh khách, yêu cầu khách hủy chuyến khi không vừa ý, tung thông tin khách hàng lên mạng, mua bán tài khoản, khó bảo mật thông tin khách" nhưng Grab không can thiệp, không chịu trách nhiệm.

Trả lời Vinasun, Bộ GTVT khẳng định việc là thành viên HTX hoặc của doanh nghiệp để tham gia hoạt động kính doanh vận tài là quyền của người dân phù hợp với quy định của pháp luật.

"Các đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các điều kiện trong hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định, Thông tư hướng dẫn về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Sở GTVT là cơ quan được giao thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu xe hợp đồng cho các phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải và kiểm ừa, quản lý việc chấp hành các điều kiện trong kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải", Bộ GTVT cho biết.

vinasun taxi truyen thong nguy co pha san doi tac grab cung lao dao Xử lý trách nhiệm loạt sai phạm ở ACV như thế nào?

Trong kết luận thanh tra, Bộ GTVT cho biết ACV chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đầu tư xây dựng dự ...

vinasun taxi truyen thong nguy co pha san doi tac grab cung lao dao Thanh tra Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam: ACV vừa 'đá bóng' vừa 'thổi còi'?

"ACV là doanh nghiệp cổ phần, vốn nhà nước chiếm 95,4% vốn điều lệ; vốn đầu tư của ACV chủ yếu là vốn nhà nước, ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.