Cuộc sống bên trong những trại cai nghiện Internet ở Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có số lượng người truy cập Internet nhiều nhất. Hầu như tất cả mọi người đều có điện thoại thông minh và được kết nối mạng. Tuy nhiên, điều này đã gây ra nhiều hệ lụy cho giới trẻ nước này.
_107787467_gettyimages-998979988

Hàn Quốc có khoảng 140.000 thanh thiếu niên nghiện Internet. (Ảnh: BBC).

Số liệu chính thức trong năm ngoái cho thấy Hàn Quốc có khoảng 140.000 thanh thiếu niên nghiện Internet. Thế nhưng, trên thực tế, theo nhiều người, con số này còn cao hơn rất nhiều.

Do đó, các trung tâm cai nghiện Internet đã được mở ra trên khắp Hàn Quốc như nấm mọc sau mưa, nơi mà những thanh thiếu niên này có thể để được điều trị, giúp đỡ tránh xa Internet.

Trong các trường học, các chương trình đặc biệt cũng được thiết kế để giúp đỡ học sinh kịp thời trong những giai đoạn nghiện đầu tiên.

Phóng viên của tờ Newsround đã đến Hàn Quốc và tới thăm một trại cai nghiện ở Muju để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Nghiện Internet là gì?

Theo HNS định nghĩa, việc nghiện một thứ gì đó là khi một người không thể kiểm soát được việc làm, lấy hoặc sử dụng thứ đó đến mức gây hại cho họ.

Vì vậy, tổ chức này xác định nghiện Internet là khi một người sử dụng Internet nhiều đến mức nó tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần hoặc thể chất của họ.

Nghiện Internet có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người và cách họ tương tác với thế giới thực. Những người mắc chứng nghiện Internet cũng có thể mất tập trung, bỏ bê các nhu cầu cơ bản như ăn hoặc ngủ.

Nhiều người mắc chứng này nếu bị các li với Internet sẽ xuất hiện những cảm giác như lo âu, sợ hãi, hay tức giận hoặc buồn bã vô cớ.

Trại cai nghiện Internet là gì?

_107767611_camp

Những buổi làm đồ nghề thủ công, thể thao, các trò chơi cùng các hoạt động tập thể được thiết kể giúp người trẻ thoát ra khỏi thế giới của Internet và trở lại đời thực. (Ảnh: BBC).

Trại cai nghiện Internet là nơi mọi người có thể đến để nhận sự giúp đỡ cho tình trạng sử dụng Internet không lành mạnh của mình.

Tại đây, họ có thể học các kĩ thuật giúp họ trở nên độc lập hơn với thế giới trực tuyến và thay đổi cách họ giành thời gian cho Internet.

Kể từ năm 2014, tại Hàn Quốc đã có hơn 1.200 thanh thiếu niên tham gia các trại cai nghiện Internet trên khắp cả nước.

Trong trại cai nghiện Muju, có những quy tắc rất nghiêm ngặt và điện thoại bị cấm tuyệt đối. Ban đầu đến, các thanh thiếu niên này phải bàn giao lại tất cả những thiết bị điện tử, thậm chí là máy ép tóc.

_107767613_phones

Ban đầu đến, các thanh thiếu niên này phải bàn giao lại tất cả những thiết bị điện tử, thậm chí là máy ép tóc. (Ảnh: BBC).

Những trại cai nghiện này tập trung vào việc giúp các thanh thiếu niên này cảm thấy tốt hơn về bản thân khi họ rời xa điện thoại.

Những buổi làm đồ nghề thủ công, thể thao, các trò chơi cùng các hoạt động tập thể được thiết kể giúp người trẻ thoát ra khỏi thế giới của Internet và trở lại đời thực.

Mục đích của những hoạt động này là giúp những trại viên tìm ra cách khác để cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong thế giới thực tế thay vì những lượt thích hay chiến thắng trong các trò chơi trực tuyến trên mạng ảo.

Ngoài ra, còn có những buổi tư vấn, nơi mà người nghiện Internet có thể nói về các vấn đề của mình. Những cố vấn của trại sẽ giúp người nghiện biết khi nào nên ngừng sử dụng điện thoại và thay đổi thái độ của họ với cuộc sống.

Quản lí trại, Yong-chul Shim giải thích: "Ở đây, chúng tôi cố gắng cung cấp cho họ những lựa chọn thay thế Internet, cùng những trò chơi trực tuyến và các mạng xã hội".

"Khi điều hành trại, chúng tôi thử nhiều hoạt động khác nhau để làm cho thanh thiếu niên nhận biết được giá trị của bản thân họ, và tự tin hơn ở bên ngoài thế giới mạng", người này nói thêm.

Tại sao người nghiện Internet lại muốn tham gia những trại này?

_107767688_hawon

Hawon, 17 tuổi (bên phải), người đang tham gia trại Muju vì chứng nghiện xem YouTube. (Ảnh: BBC).

Tại đây, các phóng viên tờ Newsround đã gặp Hawon, 17 tuổi, người đang tham gia trại Muju vì chứng nghiện xem YouTube của cô.

"Nhiều lúc, tôi dành đến 18h mỗi ngày chỉ để xem YouTube. Thậm chí, tôi còn mang theo cả điện thoại vào phòng tắm, hoặc sử dụng trong cả khi ăn. Trong tâm trí, tôi luôn tự nhủ: ‘Mình sẽ chỉ sử dụng trong vòng 1h thôi’, nhưng rồi nó cứ lâu dần, và lâu dần. Thật khó để dừng lại", Hawon cho biết.

Hawon chia sẻ cuộc sống ở Hàn Quốc rất căng thẳng, đặc biệt là người trẻ phải học hành rất chăm chỉ ở trường. Vì vậy, nhiều người trẻ Hàn Quốc sử dụng điện thoại thông minh như một cách để xả stress cho bản thân.

Hawon giải thích việc sử dụng YouTube khiến cô cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng làm điều này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cô.

"Nó ảnh hưởng đến việc học ở trường của tôi và khi bạn bè gặp nhau, chúng tôi chỉ chat điện thoại với nhau mà không nói chuyện trực tiếp. Tôi ngủ thiếp đi ở trường. Tôi sẽ nổi giận với mọi người mà không có lí do".

Cô nhận ra rằng đó là một vấn đề cần được xử lí và xem trại cai nghiện Muju như là một cách để giải quyết tình trạng này.

"Tôi muốn vượt qua cơn nghiện đó, để nhìn thế giới xung quanh và không chỉ có điện thoại," Hawon nói. "Đây là cơ hội để tôi khắc phục vấn đề của mình".

Hawon là một trong 10 cô gái tại trại ở Muju. Các khóa cai nghiện trong trại thường kéo dài từ một đến bốn tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiện của từng người.

Vào ngày đầu tiên đến trại, Hawon đã bị buộc phải giao nộp điện thoại. Cô thấy rất khó khăn và tự hỏi làm thế nào cô sống được mà không có nó.

Một nhân viên làm việc ở trại Muju, anh Tae-joo Kim, cho biết khi bị giao nộp điện thoại, nhiều người đã thực sự vật lộ và yêu cầu rằng họ muốn quay về nhà. "Từ lúc giao nộp điện thoại, họ đã có một khoảng thời gian khó khăn", anh nói.

Nhưng khi ngày trôi qua, Hawon cũng như nhiều người khác đã quen với cuộc sống mà không cần đến những thiết bị điện tử. Cô hi vọng rằng, khi rời trại, cô có thể giảm thời gian xem các video trực tuyến của mình và giành nhiều thời gian hơn nữa để ở bên bạn bè, gia đình mình.