Đá bóng quá hăng, nam thanh niên 29 tuổi đứt gân Asin, suýt đi tập tễnh cả đời

Đứt gân Asin sau khi đá bóng, nam thanh niên 29 tuổi, người Lạng Sơn vừa được các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức ghép lại thành công.

Đứt "gân Asin" sau trận bóng đá

Thanh niên bị đứt gân Asin sau trận bóng đá là anh Nguyễn A.T. (29 tuổi, người Lạng Sơn). Cách đây 2 tháng, sau khi tham gia một trận bóng giao hữu, anh A.T. bị ngã và bị chấn thương ở chân và vùng gót chân. Sau chân thương, anh T. thường xuyên đau đớn, không đi lại được.

Vài ngày sau, anh T. có tới bệnh viện tỉnh thăm khám, bác sĩ kết luận anh bị giập gân và cho thuốc uống kết hợp chườm đá. Tuy nhiên, sau 1 tháng tình trạng vẫn không tiến triển, anh T. vẫn đau âm ỉ, đổi lúc đau tăng lên, khi đi lại di chuyển rất khó khăn và đau đớn.

Thấy tình trạng ngày càng tệ, anh T. mới tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) khám và được kết luận bị đứt gân Asin.

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Hoàng Tùng, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trường hợp bệnh nhân T. không phải là hi hữu vì số lượng bệnh nhân tổn thương gân Asin trong các hoạt động thể thao ngày càng gia tăng và ở Việt Nam hay gặp ở độ tuổi từ 20 - ngoài 40 tuổi.

Đá bóng quá hăng, nam thanh niên 29 tuổi đứt gân Asin, suýt đi tập tễnh cả đời  - Ảnh 1.

Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật nối gân Asin cho bệnh nhân chấn thương thể thao.(Ảnh: NLĐ)

Với bệnh nhân T., sau khi nhập viện bệnh nhân đã được phẫu thuật nối gân Asin từ nguồn gân của người hiến chết não. Sau 1 tuần phẫu thuật, tổn thương ở gót chân của bệnh nhân T. được giải phóng, bệnh nhân đã xuất viện.

Gân Asin là gì?

Theo bác sĩ Trần Hoàng Tùng gân Asin là gân kết nối cơ của bắp chân với gót chân. Đây cũng là gân lớn nhất trong cơ thể, giúp mọi người đi bộ, chạy và nhảy dễ dàng.

Gân Asin có chức năng giữ cho cơ thể đứng thẳng, không bị đổ ra trước và tạo sức bật khi đi lại, chạy nhảy, đôi khi gân Asin phải chịu sức nặng gấp 10 lần cơ thể người.

Gân Asin cũng là một gân đặc biệt, không có bao hoạt dịch, hệ mạch máu nuôi dưỡng nghèo nàn, hầu như không có mạch nuôi nên khi có chấn thương thường rất khó hồi phục.

Tổn thương đứt gân Asin có thể là cấp tính, đột ngột khi có vật sắc cứa vào và thường được mổ khâu nối trực tiếp hoặc theo phương pháp phẫu thuật đặc biệt.

Ngoài ra, tổn thương hay gặp nhất và khó điều trị nhất là tổn thương gân Asin do sang chấn tích tụ lâu ngày. Tổn thương này thường gặp ở những người hay có hoạt động thể thao như chạy, đá bóng, tenis, cầu lông...

Những trường hợp bị tổn thương nặng, gân Asin thường bị hoại tử, mủn nát, vón cục, mất đoạn trên một diện rộng, không thể khâu nối theo phương pháp thông thường. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải chấp nhận những bước đi tập tễnh, bước thấp bước cao, nếu không được ghép nối gân Asin từ nguồn gân hiến.

Ghép tạng: loạt ca phẫu thuật do 500 bác sĩ tiến hành đi vào lịch sử y học Việt NamGhép tạng: loạt ca phẫu thuật do 500 bác sĩ tiến hành đi vào lịch sử y học Việt Nam Hy vọng mới cho người cần ghép tạng: Nuôi cấy thành công phổi mớiHy vọng mới cho người cần ghép tạng: Nuôi cấy thành công phổi mới Trung tâm ghép tạng quá tải bởi một tháng có 4 người chết não hiến tạngTrung tâm ghép tạng quá tải bởi một tháng có 4 người chết não hiến tạng
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/4 - 26/4): Khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, TP Phan Thiết sẽ mở rộng  thêm 94 km2
Sắp thông xe cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo; khởi công nút giao phức tạp nhất trên vành đai 3 TP HCM; khởi công cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.