Đà Nẵng khẳng định không có bệnh nhân dương tính corona, không giấu dịch

Sở Y tế Đà Nẵng vừa gửi thêm 16 mẫu bệnh phẩm vào Viện Pasteur Nha Trang để tiếp tục kiểm tra ngoài 15 trường hợp được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP lấy mẫu đưa vào Nha Trang xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với nCOv.

Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, tính đến 8h ngày 28/1 (mồng 4 Tết), ngành y tế Đà Nẵng đang theo theo dõi, cách li và điều trị 37 trường hợp có yếu tố dịch tễ nghi nhiễm chủng virus Corona mới (nCOv) gây dịch bệnh viêm phổi cấp.

Đà Nẵng khẳng định không có bệnh nhân dương tính corona, không giấu dịch - Ảnh 1.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân và du khách sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng ngừa lây nhiễm dịch Corona. (Ảnh: HC)

Trong đó có 20 bệnh nhân người Việt Nam, 14 bệnh nhân người Trung Quốc, 02 bệnh nhân người Malaysia, 01 bệnh nhân người Cộng hòa Séc. Tất cả đều có biểu hiện bệnh nhẹ với sốt, ho.

Ngoài 15 trường hợp (7 bệnh nhân người Trung Quốc, 4 bệnh nhân người Việt và 1 bệnh nhân người Cộng hòa Séc) được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lấy mẫu bệnh phẩm đưa vào Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với nCOv, hiện Sở Y tế Đà Nẵng cũng đã gửi thêm 16 mẫu để tiếp tục kiểm tra.

Các mẫu xét nghiệm này sẽ có kết quả trong vòng 48 – 72 giờ tới.

"Đến giờ phút này, TP Đà Nẵng chưa có ca bệnh nào dương tính với chủng mới của virus Corona!” – bà Ngô Thị Kim Yến nói tại buổi tọa đàm về công tác phòng chống dịch bệnh nCOv do Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng truyền hình trực tiếp lúc 12h trưa 28/1 (mồng 4 Tết).

Bà Yến cũng cho biết, xác định đây là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao nên ngay từ ngày đầu tháng 2/2020, ngành y tế Đà Nẵng đã kích hoạt toàn bộ hệ thống từ dự phòng đến điều trị cho công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, kể từ 0h ngày 25/1 (mồng Một Tết), Đà Nẵng đã tiến hành áp dụng tờ khai y tế bắt buộc đối với những người nhập cảnh từ Trung Quốc. Công tác thông tin và báo cáo tình hình được Sở Y tế Đà Nẵng duy trì hàng ngày và bất kể khi có tình hình đột xuất.

Đà Nẵng có sân bay quốc tế, cảng biển, là đầu mối giao thông quan trọng và là điểm đến của nhiều khách du lịch quốc tế nên ngành y tế TP nhận định nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập và bùng phát tại TP là rất lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả và kịp thời.

Thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế và lãnh đạo TP, Sở Y tế Đà Nẵng đã chủ động, khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn nhằm giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ca bệnh, xử kịp thời không để dịch lây lan; và hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong của dịch bệnh.

Cụ thể là tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (sân bay, bên cảng) 24/24 giờ, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh từ vùng dịch được phát hiện đều đã được cách li, quản chặt chẽ, kịp thời.

Đối với trường hợp đã vào Đà Nẵng, tăng cường giám sát cộng đồng cụ thể là phối hợp với ngành du lịch thông tin về khách du lịch tại các khách sạn có biểu hiện sốt và triệu chứng hô hấp, thực hiện tốt quy trình xử , cách li. Đồng thời thực hiện giám sát thường xuyên tại các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng nhằm phát hiện sớm ca nghi ngờ.

Về công tác thu dung, điều trị bệnh, bà Ngô Thị Kim Yến cho biết, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Đà Nẵng đều thực hiện nghiêm túc công tác phân luồng, cách li và theo dõi điều trị các ca bệnh nghi ngờ; hạn chế thấp nhất biến chứng, tử vong khi có bệnh và đặc biệt kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trong cơ sở y tế và nhân viên y tế.

Ngành y tế Đà Nẵng đã thành lập các đội cơ động phòng chống dịch từ tuyến TP đến xã, phường; củng cố các đội cấp cứu tại các cơ sở khám, chữa bệnh để sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời đã sẵn sàng  phương án dự phòng trong trường hợp số lượng bệnh nhân lớn.

Đó là lấy Bệnh viện Phổi Đà Nẵng (quy mô trên 100 giường bệnh) làm đơn vị  thu dung,  điều trị, cách li bệnh nhân. Tong trường hợp cần thiết, với khuôn viên của Bệnh viện Phối có thể thiết lập thêm giường bệnh

Bên cạnh đó, ngành y tế Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng xe cấp cứu, áo quần bảo hộ, khẩu trang, hóa chất sát, diệt khuẩn, thuốc men, làm việc cụ thể với các đơn vị cung ứng để chuẩn bị thêm cơ số. Lãnh đạo TP cũng quyết định chi khoản 20 tỉ đồng mua thêm máy thở, Monitor (theo dõi bệnh nhân), bơm tiêm điện, máy tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) để có đầy đủ trang thiết bị phục vụ bệnh nhân.

“Hiện trên địa bàn TP có 02 hệ thống phòng, chống dịch cùng phối hợp chặt chẽ. Đó là hệ thống dự phòng gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, 07 Trung tâm Y tế quận, huyện và 56 Trạm Y tế xã, phường với hơn 750 nhân viên y tế. Bệnh cạnh đó là hệ thống khám chữa bệnh gồm 05 bệnh viện bộ, ngành, 09 bệnh viện tuyến TP, 06 bệnh viện tư nhân với hơn 10.000 nhân viên y tế.

Với nguồn lực sẵn có như vậy, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, thuốc, phương tiện phòng hộ, vật tư yế tế; đồng thời đã có kế hoạch sẵn sàng đáp ứng hiệu quả với 03 tình huống dịch bệnh nêu trên!” – bà Ngô Thị Kim Yến nhấn mạnh.

Với đặc điểm của Đà Nẵng như chia sẻ ở trên, nguy cơ thời gian đến dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCOv) gây ra có thể xâm nhập và bùng phát tại TP là rất lớn.

Với tác nhân gây bệnh là virus, các triệu chúng biểu hiện của nhiễm virus Corona gồm chảy mũi, ho, đau họng, có thể đau đầu và sốt. Các triệu chúng này có thể kéo dài vài ngày, với người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ dễ nhiễm bệnh hơn.

Bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nếu không điều trị kịp thời sẽ dân đến tử vong. Vì vậy, để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp:

Sử dụng khẩu trang đúng cách

Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt/ho. Khi bắt buộc tiếp xúc người bệnh, người dân phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng , nước sạch hoặc các loại rửa tay có chất cồn . Nơi ở thông thoáng, thường xuyên lau sàn nhà , tay vịn cầu thang bằng chất tẩy rửa

Chỉ sử dụng thực phẩm nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm

Tránh tiếp xúc quá gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết

Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bị bệnh, sốt.

Nếu có các triệu chứng ho, sốt… tránh đi lại đến nơi đông người. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng)

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.