Đặc khu: Đừng để sốt đất ảnh hưởng tới môi trường đầu tư

Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân (thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng), nếu phải chi phí quá lớn cho đất, thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì dẫu có nhiều ưu đãi cũng không thu hút được nhà đầu tư.

Trước thềm phiên thảo luận về dự án luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại nghị trường sáng nay, VietNamNet có cuộc trao đổi với ĐBQH Trần Hoàng Ngân (đoàn ĐBQH TP.HCM).

Xây đặc khu để tạo ra cực tăng trưởng mới

Thưa ông, vấn đề đặc khu đang rất được quan tâm, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến băn khoăn tại sao chúng ta không lựa chọn bất kỳ nơi nào khác để thí điểm đặc khu mà lại là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong?

Kinh tế nước ta trong 2017 và những tháng đầu 2018 tăng trưởng rất cao. Năm 2017 là 6,81%. Đến quý 1/2018 tăng 7,38%.

Tuy nhiên trong quá trình QH thảo luận đều có nhận định, liệu tăng trưởng như vậy có thực sự là vững chắc và bền vững hay không. Thực tế, nền kinh tế còn có sự phát triển chưa đồng bộ, thiếu các cực phát triển mới.

Do đó, việc tìm ra những cực mới ở những khu vực còn nhiều tiềm năng như Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong để thúc đẩy hơn phát triển kinh tế là rất cần thiết.

QH đã thảo luận về vấn đề này ở kỳ họp thứ 4 và lãnh đạo các đơn vị ở Trung ương cũng nhận thấy việc rất cần thiết phải có một đạo luật về đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy vấn đề quan trọng không nằm ở riêng việc phát triển kinh tế bởi chúng ta cũng từng thành lập nhiều khu kinh tế tại một số nơi. Ở đây là đặc khu về hành chính - kinh tế đặc biệt.

Nghĩa là chúng ta trong quá trình cải cách hành chính và nhân việc lựa chọn 3 đặc khu này, chúng ta cũng thí điểm để có thể nhân rộng cho tất cả các địa phương áp dụng được trong tương lai.

Từ đó, giúp chúng ta có thể cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, hoàn thiện được thể chế và hiệu quả trong vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

dac khu dung de sot dat anh huong toi moi truong dau tu
ĐBQH Trần Hoàng Ngân

Điều ông cảm thấy quan ngại ở thời điểm hiện nay trong việc hình thành các đặc khu là gì?

Theo tôi, vấn đề cần được đặc biệt quan tâm hiện nay là giá cả đất ở các đặc khu. Chúng ta đừng để những cơn sốt đất ảnh hưởng tới môi trường đầu tư bởi nếu phải chi phí quá lớn cho đất, thuê đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì dẫu có nhiều ưu đãi cũng không thu hút được nhà đầu tư.

Chúng ta phải kiểm soát được thị trường bất động sản tại các khu vực được lựa chọn là đặc khu.

Đồng thời cũng phải kết hợp triển khai mạnh mẽ đúng nghĩa đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, đúng nghĩa là bộ máy gọn nhẹ, tinh gọn theo tinh thần hội nghị TƯ vừa qua.

4 tiêu chí tìm nhà đầu tư cho đặc khu

Thưa ông, có ý kiến cho rằng muốn xây dựng đặc khu thành công thì khung khổ thế chế, chính sách vượt trội là yếu tố rất quan trọng thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Vậy chúng ta cần hoàn thiện 2 yếu tố này như thế nào?

Thực tế từ 30 năm thu hút FDI đầu tư nước ngoài, chúng ta đều thấy khu vực này đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển nền kinh tế. Cụ thể, khu vực FDI đóng góp lên tới 20% vào GDP, 24% tổng vốn đầu tư xã hội và 72% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên chúng ta cũng cần định hướng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm để thu hút các nhà đầu tư vào 3 đặc khu tương lai.

Tôi nghĩ cần ưu tiên cho 4 tiêu chí đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất là xanh, nghĩa là phải đảm bảo tuyệt đối về bảo vệ môi trường.

Thứ hai là sạch, đơn vị đó phải hết sức trong sáng, không có những vết mờ trong hoạt động kinh tế thị trường, minh bạch trong vấn đề tài chính chống chuyển giá và có trách nhiệm với đất nước mà mình đầu tư.

Thứ ba là tiêu chí về mặt chất lượng, phải là công nghệ cao theo hướng phù hợp với nhịp đập của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Và cuối cùng là vấn đề về sức lan tỏa.

Điều này có nghĩa là việc thu hút FDI ở khu vực này phải kéo theo sự phát triển của chuỗi công nghiệp hỗ trợ để chúng ta có thể thúc đẩy, chuyển giao được công nghệ để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận được.

Chúng ta có thể ưu tiên cho những doanh nghiệp đáp ứng được 4 tiêu chí như kể trên. Có như vậy đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt của chúng ta mới có thể phát triển bền vững và đúng như sự mong đợi.

Một số nước đã phát triển đặc khu đời thứ 3, đời thứ 4, xây dựng đặc khu trong lòng đặc khu còn Việt Nam thì vẫn đang lựa chọn có nên xây dựng hay không. Ông đánh giá như thế nào về khả năng kéo đầu tàu kinh tế tăng trưởng của 3 đặc khu tương lai?

Tôi nghĩ đến giờ phút này cũng khó gọi là băn khoăn nữa. Mọi thứ đang chảy rồi, vấn đề là chúng ta uốn dòng chảy cho đúng, kiểm soát cho chuẩn về mặt an ninh, kinh tế chính trị.

Chúng ta không chỉ thuần túy phát triển về kinh tế mà còn phải đảm bảo an ninh quốc phòng. Đó là điều cần hết sức lưu ý trong việc phát triển đặc khu.

dac khu dung de sot dat anh huong toi moi truong dau tu Dự thảo luật đặc khu ưu đãi thuế như thế nào cho các đặc khu kinh tế?

Đặc khu kinh tế được coi là "canh bạc" có thể "được ăn cả, ngã về không" trong việc mang lại lợi ích về kinh ...

dac khu dung de sot dat anh huong toi moi truong dau tu 'Đặc khu là nơi Nhà nước kiếm tiền chứ không phải ưu đãi thuế'

Các chuyên gia cho rằng mấu chốt với đặc khu là xây dựng thể chế, môi trường chứ không phải là một loạt ưu đãi ...

dac khu dung de sot dat anh huong toi moi truong dau tu Bộ trưởng Kế hoạch: Đặc khu kinh tế là thử thách luật chơi mới

Các đặc khu kinh tế được lập sẽ tạo nơi thu hút đầu tư và tính lan toả trong khu vực, thế giới.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.