Đặc sản không dành cho người yếu tim, cánh đàn ông đua nhau thử

Đuông dừa được xem là một trong những loại đặc sản cao cấp ở Việt Nam, một con đuông dừa được bán với giá khoảng 25.000 đồng và một đĩa đuông dừa sau khi chế biến có giá lên đến vài triệu đồng và là món được nhiều đại gia mê mẩn.

 

Do nguồn đuông dừa khá khan hiếm do hầu hết loại côn trùng này chỉ sống trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân mới bắt được và đem bán.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân ở miền Tây đã tự tìm ra phương pháp nuôi đuông dừa để sẵn sàng cung cấp nguồn đuông hàng ngày cho các nhà hàng.

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu
Đuông dừa được coi là đặc sản và có giá khá đắt đỏ (Ảnh: VnExpress)

Trên các trang mạng xã hội nhiều người đang rao bán với giá khá cao 150.000 đồng/10 con chưa chế biến, chị Lan Anh chia sẻ mỗi tháng chị lãi được hơn chục triệu nhờ bán đuông dừa sống này.

Chị Quý (chuyên bán đuông dừa trên mạng) cho biết: “Đuông dừa bán chạy lắm, tôi bán hai loại cả tự nhiên và nuôi. Có thời điểm, khách phải đặt trước mới có hàng”, chị nói nếu mua trên 400 con sẽ được giá đặc biệt.

Còn khách mua trên 200 con giá 9.000 đồng một con, trên 100 con giá 10.000 đồng, trên 50 con giá 12.000 đồng. Chị còn miêu tả, đuông dừa rất khỏe mạnh, không bệnh tật. Hàng sống đa phần được bắt trong tự nhiên nên rất thơm và béo.

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu
Đuông dừa bán tràn lan trên mạng (Ảnh chụp màn hình)

Đuông dừa sống trong phần cổ hũ mềm của cây dừa. Người ta tìm được những con đuông dừa dựa vào việc quan sát những chòm lá trên ngọn cây dừa bị héo và đổ gục xuống hoặc họ phải dùng búa để chặt đốn cây dừa đã bị chết.

Anh Thắng (Khách hàng mua đuông dừa) cho biết mùa World cup đang diễn ra, để có đồ nhâm nhi nên anh đã mua 2 kg về để vào bát mắm cho bạn bè và người nhà xem đá bóng ăn, giá khá đắt nhưng vẫn cố mua về ăn, ban đầu nhìn có hơi kinh dị nhưng ăn vào rất bùi và ngậy. "Thường thì những món này chỉ cánh đành ông mới khoái chứ chị em phụ nữ nhìn thấy là sợ", anh Thắng nói.

Mặc dù có quy định cấm, nhưng việc buôn bán đuông dừa trên mạng vẫn rất sôi động, khi được hỏi về quy định cấm bán đuông dừa, hầu hết người bán đều cho hay chưa hề biết về quy định này, đồng thời cho rằng đuông dừa tự nhiên không còn nhiều, đa phần là được nuôi nên cũng không ảnh hưởng hay làm hại gì tới cây dừa.

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu
Mặc dù có quy định cấm, nhưng việc buôn bán đuông dừa trên mạng vẫn rất sôi động (Ảnh: Internet)

Theo Zing, chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre đã quyết định phạt hành chính đối với ông Phạm Thế Hiền, chủ vườn ẩm thực Mai An Tiêm (ấp An Thuận, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre) vì bán món ăn đuông dừa.

Chủ quán này bị phạt 6 triệu đồng theo Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Trước đó, đoàn kiểm tra do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp Thanh tra Sở NN&PTNT, Cảnh sát môi trường kiểm tra đột xuất và bắt quả tang vườn ẩm thực Mai An Tiêm bán đuông dừa cho thực khách nên lập biên bản vi phạm. Chủ vườn cho biết, đuông dừa do người dân địa phương đem tới bán, chủ quán mua lại chế biến món ăn cho thực khách có nhu cầu.

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu Cơm rượu, bánh tro 'cháy hàng' trong dịp Tết Đoan Ngọ 2018

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) hay còn gọi là tết giết sâu bọ, nên ngay từ sáng sớm các ...

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu Ngủ không đủ giấc, lãi vài đồng lẻ vì nghề làm cốm

Dọc theo con đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội tràn ngập các hàng bán cốm ở ven đường, tại đây có rất nhiều gia ...

dac san khong danh cho nguoi yeu tim canh dan ong dua nhau thu Đầu mùa hoa sen, thợ ảnh chụp 'cháy máy', bán ảnh theo 'combo'

Tháng 6 là tháng hoa sen nở rộ, tại đầm sen ở Hồ Tây (Hà Nội) những ngày nay luôn đông đúc, tấp nập người ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.