Cốm tại đây gồm có cốm tươi, cốm khô và bánh cốm, người mua có thể tha hồ cho lựa, theo quan sát, tất cả các hàng cốm tại đây đều cực kì đông khách và có rất nhiều người tới mua với số lượng lớn về làm quà.
Anh Trần Hải (Đống Đa - Hà Nội) cho biết, vì muốn mua làm quà tặng người thân ở xa nên anh vừa tìm đến Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội mua 2kg với giá 300.000 đồng. "Tôi mua 2kg để gửi đi 4 nơi, mỗi nơi một chút còn bình thường, gia đình tôi có ăn cũng chỉ dám mua vài lạng/lần vì sợ hỏng. Mình không có đồ nghề nên không thể mang cốm cũ ra rang rồi giã lại để lưu giữ vị dẻo thơm của hạt cốm được".
Cốm tại đây gồm có cốm tươi, cốm khô và bánh cốm, người mua có thể tha hồ cho lựa (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Theo anh Hải, ăn cốm cuối mùa cũng có cái thú riêng vì hạt cốm có phần già và bùi hơn. "Cá nhân tôi thấy đến cuối vụ, hạt cốm bao giờ cũng dày và bùi hơn. Hương cốm cũng thơm hơn vì lúc này, lá sen và hương lúa cũng đã vào độ chín muồi".
Chị Nga (Chủ một xưởng sản xuất cốm ở làng Vòng) chia sẻ: “Một ngày tôi bán được rất nhiều cốm, trung bình mỗi ngày phải có tới cả tạ cốm được rao đi khắp nơi, cho cả khách buôn lẫn khách lẻ, lá sen tôi mua 50.000 đồng/chục tại hồ Tây, còn những hạt gạo nếp non làm cốm tôi nhập từ Bắc Ninh, Đông Anh, tuy không lãi được nhiều nhưng đây là cái nghề truyền thốn của giá đình và tôi muốn lưu giữ nó cho con cháu”.
Cốm không ăn vội cũng không mua vội được nên những gánh hàng rong thường bán hết hàng một cách chậm chạp hơn (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Chị Nguyễn Thị Hoa (chuyên đạp xe bán cốm quanh đường Thụy Khuê) tâm sự: "Mùa cốm đã sắp hết nhưng mấy ai biết đâu, chỉ có một số người tinh ý thì tiếc nuối hỏi mua nhiều còn bình thường, nếu hôm nào đắt hàng cũng phải đạp xe từ sáng tới tối mới bán hết khoảng 10kg cốm vì mỗi người mua, họ chỉ mua một đến hai lạng cốm tươi".
Những người muốn mua nhiều cốm thường tìm đến các làng nghề như Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng hay làng Vòng để đặt hàng. Những thực khách mua ở hàng rong trên phố thường chỉ là mua ăn chơi cho vui (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Theo chị Hoa, những người muốn mua nhiều cốm thường tìm đến các làng nghề như Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng hay làng Vòng để đặt hàng. Những thực khách mua ở hàng rong trên phố thường chỉ là mua ăn chơi cho vui.
Vì thế, suốt mùa cốm, những người như chị Hoa chỉ bán chạy hàng lúc đầu và cuối vụ bởi khi ấy, tâm lý tò mò hoặc tiếc nuối thường kích thích vị giác của thực khách sành ăn.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hồng (chuyên bán cốm làng Vòng tại Cầu Giấy) chia sẻ: "Giá cốm thường hình thành một khung chung, ở đâu cũng bán khoảng 25.000 đồng/lạng nên người bán cốm không có lời lãi nhiều".
Với mức giá này, mỗi kg cốm bán ra, người bán thu về khoảng 60.000 đồng. Nếu một ngày bán hết được 10kg cốm thì số tiền lãi kiếm được cũng không phải là ít.
Giá cốm thường hình thành một khung chung, ở đâu cũng bán khoảng 25.000 đồng/lạng nên người bán cốm không có lời lãi nhiều (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Tuy nhiên, để đạt được doanh thu ấy, những người bán cốm cũng thường rất vất vả khi mỗi sáng đều phải thức dậy sớm đi nhập cốm về bán và lê la, rong ruổi khắp các góc phố để tìm kiếm người mua.
Không chỉ có việc bán cốm mới vất vả, những người làm ra hạt cốm cũng phải chịu đựng đủ nỗi gian truân. Bà Vân (một người bán và sản xuất cốm tươi ở làng Vòng) chia sẻ: "Hạt cốm đến tay người mua đã trải qua không biết bao nhiêu công đoạn rang, giã, sàng, sẩy, phơi nắng...
Ngày xưa người ta giã cốm bằng chân, bây giờ khác hơn là có máy móc hỗ trợ nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều công đoạn khác phải làm thủ công nên rất mệt nhọc".
Theo bà Oanh cũng sản xuất cốm tại làng Vòng tâm sự, nghề làm cốm rất vất vả nhưng thu nhập chưa cao khi phải chi trả tiền nhân công nhiều hơn các nghề khác.
"Làm ra một kg cốm thành phẩm có khi mất cả ngày trong khi đó, giá của nó chỉ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/kg nhưng tiền thu nhân công có khi đã cao hơn thế cả 50.000 đồng".
Bà Vân - chủ một thương hiệu cốm có tiếng tại Làng Vòng đang chuẩn bị làm cốm để giữ gìn truyền thống gia đình (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Bà Oanh cũng chia sẻ cách chọn cốm ngon, về màu sắc: Cốm tự nhiên có màu xanh nhạt, hơi vàng. Trong khi đó, cốm nhuộm thì có màu xanh quá đậm hoặc xanh tươi, trông bắt mắt hơn.
Về hương vị: Cốm tự nhiên có hạt mỏng, ăn dẻo và có mùi thơm của lúa non. Còn cốm bị nhuộm thì ăn không được dẻo, mất đi mùi hương đặc trưng của cốm.
Khi ngâm vào nước ấm: Cốm tự nhiên màu xanh hơi vàng ngâm vào nước khoảng 30 phút, nước ngâm vẫn có màu trong. Trong khi đó, cốm nhuộm màu xanh tươi, nước ngâm chuyển thành màu xanh nhạt và hạt cốm chuyển sang màu xanh hơi trắng.
Và cuối cùng là hình dáng cốm: Chọn những hạt cốm được làm bằng hạt lúa nếp chắc nhưng mỏng và dẻo. Khi cắn nhẹ vào sẽ thấy hơi dai dai, bùi bùi và thơm mát.
Coca Cola và Budweiser đua nhau tung bộ sưu tập World Cup 2018 thu hút khách hàng
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa World Cup 2018 chính thức được khai mạc, các nhãn hàng đã bắt đầu tung ra các sản ... |
Chưa có bản quyền World Cup 2018, nhiều cửa hàng vẫn quyết thuê máy chiếu cỡ lớn về phục vụ khách
Mặc dù chưa có thông tin chính thức về việc mua bản quyền World Cup 2018 nhưng các quán bia, giải khát hay các quán ... |
Đầu mùa hoa sen, thợ ảnh chụp 'cháy máy', bán ảnh theo 'combo'
Tháng 6 là tháng hoa sen nở rộ, tại đầm sen ở Hồ Tây (Hà Nội) những ngày nay luôn đông đúc, tấp nập người ... |
Sen đầu mùa 'hàng hiếm, chỉ bán cho người chịu chơi'
Mặc dù đang là thời điểm hoa sen nở, nhưng hiện tại nhiều đầm sen vẫn chưa bán ra nhiều hoặc đã được đặt hết ... |