Đại biểu Ngọ Duy Hiểu nói thêm về đề xuất cán bộ làm việc ở nhà, tuần đến cơ quan 1- 2 lần

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đã nói như vậy với PV Báo Lao Động về đề xuất thí điểm cho cán bộ làm việc ở nhà, tuần đến cơ quan 1 -2 lần khi Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM hôm 14.11 vừa qua.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đã nói như vậy với PV Báo Lao Động về đề xuất thí điểm cho cán bộ làm việc ở nhà, tuần đến cơ quan 1 -2 lần khi Quốc hội tiến hành thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM hôm 14.11 vừa qua.

Theo ông Hiểu, việc thí điểm này nhằm thay đổi cách thức quản lý lao động, điều kiện lao động. Bởi vì thời kỳ công nghệ 4.0 đặt ra vấn đề cách tiếp cận, quản lý lao động khác hơn trước kia rất nhiều.

dai bieu ngo duy hieu noi them ve de xuat can bo lam viec o nha tuan den co quan 1 2 lan

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) - Ảnh: QH

"Tôi đặt ra vấn đề như vậy không có nghĩa là đối với tất cả mọi người, mà ở đây chúng ta chọn những ngành, nghề, lĩnh vực và đối tượng lao động trong từng cơ quan, lao động có điều kiện để họ làm việc ở nhà, có thể ở nơi khác như quán cà phê… để họ có thể bàn ra những sáng kiến rất hay thay vì đến cơ quan. Ví dụ như lĩnh vực ngành nghề khoa học công nghệ, quản trị phần mềm", ông Hiểu nói.

Như taxi truyền thống chúng ta quản lý người lái xe bằng rất nhiều cách nhưng nhìn lại thì hiệu quả không bằng Uber, Grab. Uber, Grab quản lý đầu vào, sau đó họ cho anh hoàn toàn chủ động nhưng quản lý rất chặt về doanh số.

Nói về đề xuất của mình ông Hiểu cho rằng đây là cách tiếp cận mới, TP HCM đang mong muốn thí điểm để trở thành TP thông minh thì phải có cơ chế thông minh, quản lý người lao động thông minh.

“Nhiều cơ quan bây giờ có thể chủ động để cho thí điểm ở đơn vị mình. Tôi nghĩ rằng phải đổi mới cách quản lý và trên thế giới nhiều nước đã làm. Nhiều doanh nghiệp đã làm thành công cho nên không có lý do gì ở khu vực hành chính chúng ta không làm được”, ông Hiểu nói.

Ông Hiểu cho rằng rất nhiều chính sách của chúng ta hiện nay thiếu hơi thở cuộc sống, đã từng có câu “chính sách trên trời và cuộc đời dưới đất” chính vì cán bộ công chức của chúng ta chỉ ở cơ quan mà thiếu hơi thở cuộc sống.

Theo ông Hiểu, ông rất thú vị khi có người comment cho ông là cán bộ có thể chọn quán cà phê làm nơi làm việc hay câu chuyện cà phê khởi nghiệp. Đó chính là nơi phát sinh những ý tưởng.

Ông Hiểu cũng cho rằng việc không đến cơ quan làm việc sẽ giảm nhiều chi phí điện nước, giấy tờ tài liệu... Và lãnh đạo cũng sẽ vận hành theo cơ chế thông minh, sẽ giảm được họp hành nhiều thay vì phải đi đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban làm việc như thế nào. Từ đó dành thời gian để tư duy suy nghĩ chỉ đạo.

"Thay vì chấm công bằng hình thức quẹt thẻ, quản lý cứng nhắc thì quản lý thời công nghệ 4.0 sẽ là hiệu quả công việc là trên hết", ông Hiểu nhấn mạnh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.