Dai dẳng cuộc chiến taxi công nghệ và taxi truyền thống

Mới đây trên nhiều chiếc xe taxi truyền thống như Mai Linh, Thủ Đô, Thanh Nga,.... dán các khẩu hiệu phản dối kế hoạch thí điểm quyết định 24 của bộ GTVT.

Ngay sau khi Bộ GTVT từ chối đề xuất dừng thí điểm taxi công nghệ của hiệp hội taxi Hà Nội. Nhiều hãng taxi truyền thống như Thanh Nga, Mai Linh, Thành Lợi, Sao Hà Nội,... đã dán khẩu hiệu phản đối để thể hiện sự bất bình của mình về việc thí điểm quyết định 24 với các nội dung "Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch...", "50.000 xe thí điểm theo quyết định 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỉ nhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỉ".

dai dang cuoc chien taxi cong nghe va taxi truyen thong
Nhiều hãng taxi treo khẩu hiệu phản đối kế hoạch thí điểm QĐ 24 của Bộ GTVT. (Ảnh: Mạnh Cường)

Anh Trần Quốc Toản, lái xe taxi Mai Linh, cho biết: "Từ khi xuất hiện loại hình dịch vụ taxi công nghệ công việc của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Taxi truyền thống thì phải có mào, bị cấm ở rất nhiều tuyến đường nhưng taxi công nghệ thì không. Đó là một sự cạnh tranh không công bằng giữa hai bên. Ngoài ra số lượng xe của họ rất nhiều lên ới vài chục nghìn xe áp đảo hẳn về số lượng so với taxi truyền thống. Trước đây mỗi tháng sau khi trừ chi phí tôi còn được khoảng 7,8 triệu tiền lương nhưng giờ chỉ được một nửa.

Tôi cũng là một trong những người đồng tình với việc dán khẩu hiệu phản đối chương trình thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được Bộ GTVT ban hành".

Cùng là lái xe taxi truyền thống anh Quang Chương lái xe hãng taxi Thanh Nga cho biết: "So với taxi công nghệ thì taxi truyền thống chúng tôi thiệt thòi rất nhiều. Dù mua xe hay nhận xe của hãng thì đều phải chịu chi ph, ngoài ra chúng tôi còn phải chịu thêm phí đàm, phí đồng phục, công đoàn,... rất nhiều khoản phí mà cánh taxi công nghệ không phải chịu".

Theo các đơn vị kinh doanh taxi, chỉ sau 17 tháng thí điểm số taxi công nghệ đã là khoảng 50.000 xe. Tuy nhiên họ chỉ phải nộp 15,6 tỉ đồng cho nhà nước.

Ông Hồ Quốc Phi, TGĐ Công ty Cổ phẩn Mai Linh miền Bắc, cho biết: "Với số lượng taxi của chúng tôi thì chúng tôi đã đóng thuế một cách đầy đủ thì với các đơn vị khác cùng ngành nghề và số lượng xe gấp chúng tôi nhiều lần ít ra cũng phải đóng thuế bằng chúng tôi".

Về sự việc trên ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - cho biết hiệp hội không có chủ trương dán khẩu hiệu trên và đó là hành động tự phát của các doanh nghiệp taxi.

Mới đây Hiệp hội taxi TP.HCM cũng vừa có đơn kiến nghị tương tự gửi tới Bộ GTVT vì cho rằng sự phát triển của taxi công nghệ đang làm giảm thị phần của các hãng taxi truyền thống.

Ông Tạ Long Hỷ, chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM, cho biết: "Thực ra, Uber hay Grab cũng đều là taxi nhưng lại đang được coi là một loại hình khác, được hưởng các chính sách hoàn toàn độc lập khác. Và không bị khống chế gì cả nên gây ra sự bất công. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh và tiếp tục kiến nghị".

dai dang cuoc chien taxi cong nghe va taxi truyen thong
Trước đó nhiều taxi truyền thống cũng treo khẩu hiệu "Đi taxi truyền thống là bảo vệ nguồn tài chính quốc gia". (Ảnh: Mạnh Cường)

Phía Bộ GTVT cũng cho biết dù là taxi Uber hay Grab hay taxi truyền thống đều phải đăng kí kinh doanh. Điều khác nhau là Uber, Grab chuyển từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử chính vì thế tất cả các xe đều phải đăng ký kinh doanh, có phù hiệu, niêm yết tên của doanh nghiệp, số điện thoại, giá, có giám sát hành trình.

Hiện nay, Cục Đường bộ Việt Nam đang theo dõi và giám sát hành trình của các loại taxi từ Uber, Grab đến taxi truyền thống. Nếu xe nào có vi phạm sẽ đều bị tước giấy phép kinh doanh như nhau.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.