Đắk Lắk: Cái nghèo khiến nhiều trẻ em bị lạm dụng sức lao động?

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh nghèo khó của nhiều gia đình, một số chủ cơ sở tại TP Hồ Chí Minh đã lôi kéo và đưa nhiều trẻ vị thành niên đi lao động trái luật.
dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong
Những người thân trong gia đình chỉ biết ngồi mong ngóng tới Tết sẽ được gặp lại con cháu mình sau khi đi lao động trở về. Ảnh: Trang Anh.

Đánh vào sự “nhẹ dạ cả tin” để bóc lột sức lao động?

Dưới cái nắng oi ả, như muốn “cháy da, cháy thịt”, chúng tôi vượt hàng trăm km từ TP Buôn Ma Thuột về buôn Ngô A (xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân nơi đây.

Tại đây, cuộc sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào một ít nương ngô, rẫy mỳ. Chính vì nghèo đói đeo bám nên những hộ dân nơi đây dễ rơi vào tầm ngắm của những người mô giới, chủ các cơ sở cần sức lao động.

Được biết, chỉ trong vài tháng trở lại đây đã có hơn chục trẻ vị thành niên tại Buôn Ngô A đi xuống TP Hồ Chí Minh lao động và được cho là bị chủ cơ sở “vắt kiệt” sức lực.

Những lao động này không được kí hợp đồng lao động theo đúng quy định, không được trả lương hàng tháng, mà chỉ thỏa thuận bằng một tờ giấy “không có ý nghĩa pháp lí”.

Là một trong những người mẹ có con đi lao động ở TP Hồ Chí Minh, chị H’Let Liêng (SN 1985, buôn Ngô A) không khỏi xót xa khi nghĩ về người con mới 15 tuổi của mình phải quần quật lao động để kiếm tiền gửi về nuôi các em ăn học.

“Khi gia đình hay tin con muốn đi TP Hồ Chí Minh lao động, cả nhà đều khuyên ngăn, nhưng con một mực không nghe. Trong một hôm cả nhà đi làm rẫy, con tôi bỏ đi cùng bạn bè để xuống làm tại một công ty may mặc”, chị H’Let Liêng nghẹn ngào nói.

dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong
Chị H’Let Liêng không khỏi xót xa khi nghĩ về người con mới 15 tuổi của mình phải quần quật lao động để kiếm tiền gửi về nuôi các em ăn học. Ảnh: Trang Anh.

Được biết, con chị H’Let Liêng là em Y Kim Liêng chỉ mới sinh năm 2002, là con cả trong gia đình có bốn anh chị em. Vì cuộc sống gia đình khó khăn nên khi vừa lên lớp 8, Y Kim đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình làm nương rẫy. Từ ngày Y Kim xuống TP Hồ Chí Minh làm, gia đình em chỉ có những cuộc nói chuyện "chớp nhoáng" với em.

“Con tôi gọi về có kể làm việc cho một cơ sở may mặc trên địa bàn, sáng làm từ 7-12h, chiều từ 13h đến 19h, sau khi ăn cơm tối con tiếp tục làm từ 20h đến 23h đêm mới được nghỉ ngơi.

Đã 3 tháng trôi qua từ ngày con xa nhà, nhưng chưa lần nào con gửi tiền về phụ giúp gia đình. Tôi có nghe con bảo, tới Tết bà chủ mới trả lương cho một lần là 15 triệu”, chị H’Let Liêng cho hay.

Tương tự chị H’Let Liêng, gia đình anh Quách Văn Thắng (SN 1975, bố em H’Pong Buôn Yă, SN 2001) cho biết, người con của anh đã theo bạn bè vào TP Hồ Chí Minh lao động từ năm 2016 đến nay.

Tết vừa qua, khi về nhà, con của anh được chủ cơ sở trả cho 20 triệu đồng/năm. Mặc dù phải lao động vất vả nhưng theo anh Thắng, con anh không được kí hợp đồng lao động mà chỉ theo bạn bè đi làm.

Sử dụng hợp đồng lao động "không có giá trị pháp lí"?

Em Y’Khối Êban (12 tuổi) từ nhỏ đã không biết mặt cha, người mẹ lại thường xuyên đau ốm nên hai năm trước cũng đã bỏ lại em và người em gái mới 8 tuổi bơ vơ trên cõi đời này. Từ ngày mẹ mất, hai anh em Y’Khối phải nương tựa vào người chị họ từ chốn che mưa, che nắng cho tới cái ăn, cái mặc.

dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong
Em Y’Khối Êban đành trở về nhà sau một tháng bị lao động mệt nhọc. Ảnh: Trang Anh.

Cuộc sống nghèo khó nên Y’Khối không thể theo con đường học hành, nghe có người giới thiệu xuống TP Hồ Chí Minh để làm nên em cùng một vài người bạn khăn gói lên đường. Nhưng sau một tháng làm việc quá sức, em đành bỏ về quê nhà chỉ với mấy bộ quần áo cũ và không một xu dính túi.

“Em đi làm được một tháng, nhưng do không chịu nổi công việc, thời gian làm lại nhiều nên em xin chủ nghỉ việc để về nhà. Khi bắt xe về đến đây, chị em phải ra trả tiền xe người ta mới cho xuống, chứ chủ không trả cho em đồng nào vì làm chưa đủ một năm”, em Y’Khối Êban ngây ngô nói.

Nhìn em Y’Khối Êban với cái đầu trần, chân đất và thân hình nhỏ bé, đen nhẻm đội nắng đi chăn bò, không ai không khỏi xót xa. Y’Khối còn cho hay, tận dụng lúc đi chăn bò em còn bắt thêm ve sầu để về chế biến món ăn qua ngày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng công an xã Hòa Phong cho hay, sau khi các em bỏ đi lao động, chính quyền mới nhận được tin báo từ phía nhà trường nơi các em theo học, còn về phía gia đình không trình báo. Sau đó, đơn vị đã xuống từng hộ gia đình xác minh, vận động gia đình khuyên nhủ các em trở về.

“Qua quá trình điều tra, xác minh, đơn vị đã phát hiện hai người thường xuyên đến các buôn làng đưa các em đi lao động là: Nguyễn Thị Kh. (SN 1958, ngụ khu phố 12, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP HCM) và Nguyễn Văn H. (SN 1983, ngụ Phường Bình Hưng Hòa). Nhưng trong quá trình phối hợp với các đơn vị chức năng để kiểm tra hai địa chỉ này thì đều không có thật”, ông Thành thông tin.

dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong Cuối năm lo giữ người lao động

Cũng theo vị Trưởng công an xã, những người này thường lén lút đến gia đình của các em để dụ dỗ, lôi kéo các em đi lao động mà không thông qua chính quyền. Các em đi làm nhưng chỉ có giấy kí nhận của người lao động và gia đình, chứ không hề có chữ kí người sử dụng lao động.

“Những giấy tờ đó không ghi rõ công việc các em phải làm, không có số tiền lương cụ thể, không quy định giờ giấc lao động. Chính vì vậy, giấy tờ trên là không hợp lệ và không có giá trị pháp lí”, vị Trưởng Công an xã nhấn mạnh.

dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong
Hợp đồng lao động chỉ được đánh máy một cách đơn giản, không có điều khoản gì cụ thể và không mang giá trị pháp lí. Ảnh: Trang Anh.

Còn theo ông Nguyễn Nguyên Đồng, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết, tại buôn Ngô A có 12 em thuộc lứa tuổi từ 11 đến 17 tuổi đi lao động tại TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, đã có hai em trở về do không chịu được áp lực công việc. Các em đi lao động nhưng không có hợp đồng lao động mà chỉ có giấy thỏa thuận của gia đình để cho các em đi học nghề.

“Về vấn đề này, chính quyền đã thường xuyên phát động, tuyên truyền cho người dân không cho con em đi lao động ở các tỉnh khác. Đơn vị cũng đã tổ chức kiểm tra để nắm bắt các đối tượng liên kết với công ty đưa các em đi lao động. Từ đó, đơn vị đã có tờ trình lên Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nhờ phối hợp để quản lí những công ty đưa lao động đi”, ông Đồng thông tin.

dak lak cai ngheo khien nhieu tre em bi lam dung suc lao dong Tưởng chừng vô hại, 4 thói quen này gián tiếp đưa trẻ đối mặt với ấu dâm

Cho trẻ đi vệ sinh nơi công cộng, xem các hình ảnh nhạy cảm từ nhỏ hay thờ ơ với các biểu hiện tâm lý ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.