Đắk Lắk: Dân mòn mỏi trông chờ nước sạch

Nhiều năm nay, những hộ dân thuộc khu vực phường Thành Nhất (TP Buôn Ma Thuột) vẫn ngày đêm mong ngóng có nguồn nước sạch sử dụng...
dak lak dan mon moi trong cho nuoc sach Đắk Lắk: Khốn đốn nước sinh hoạt bốc mùi hôi thối
dak lak dan mon moi trong cho nuoc sach Hà Nội: Thiếu nước sạch, người dân cam chịu dùng nước giếng khoan ô nhiễm
dak lak dan mon moi trong cho nuoc sach
Không có nước sinh hoạt nhiều hộ dân phải tự khoan giếng lấy nước. Ảnh: Trang Anh.

Nằm trong địa phận TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) nhưng suốt 3 năm qua, người dân tổ liên gia 35 (thuộc tổ dân phố 4, phường Thành Nhất) vẫn sống trong cảnh sinh hoạt đầy khó khăn và lo lắng mắc bệnh vì không có nguồn nước sạch để sử dụng.

Được biết, các hộ dân sinh sống tại tổ liên gia 35 trước đây sinh sống tại tổ liên gia 36 (phường Thành Nhất). Đến năm 2014, UBND tỉnh đã tiến hành đền bù và di dời các hộ dân ra khỏi khu vực này để xây dựng đường vành đai phía Tây.

Gần 30 hộ dân được chuyển đến sinh sống tại khu tái định cư N7.4 và N7.25 (thuộc tổ dân phố 4). Trải qua 3 năm sinh sống và lập nghiệp tại khu tái định cư nhưng người dân nơi đây vẫn không có nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Minh Tùng (phường Thành Nhất) cho biết: “Sau khi nhận tiền đền bù, gia đình tôi cùng hàng chục hộ dân khác đến khu tái định cư mới lập nghiệp. Những tưởng qua đây người dân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống và lao động, nhưng khi đến đây ai nấy đều thất vọng vì nước sạch không có nên không thể buôn bán hay kinh doanh”.

Theo ông Tùng, những ngày đầu khi đến khu tái định cư mới sinh sống người dân phải đi xin từng thùng nước về để sử dụng. Nhiều gia đình dự định xây nhà để an cư nhưng khi xây dựng lại thiếu nước nên vẫn còn để dở dang.

Không thể sống trong cảnh thiếu nước, nhiều hộ dân đã bỏ ra một khoản tiền để khoan giếng sử dụng chung. Dẫu giếng được khoan cả trăm mét nhưng mùa hạn 2016 vừa qua các giếng vẫn cạn khô nước.

dak lak dan mon moi trong cho nuoc sach
Người dân khốn đốn khi suốt 3 năm không có đủ điện nước sử dụng. Ảnh: Trang Anh.

Ông Lê Văn Hứa (tổ liên gia 35) cho hay, khu vực người dân đang sinh sống cách nghĩa trang cũ chưa đến 100m. Không những thế, cạnh đó là vườn rẫy của người dân nên hàng ngày lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rất lớn nên ai cũng sợ nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và độc.

“Lo sợ nước bị ô nhiễm nên tôi đã lấy mẫu nước và nhờ người kiểm tra thì phát hiện trong nước có chứa vi khuẩn E.coli (hay còn gọi là vi khuẩn đại tràng) và chất sắt. Biết mối nguy hiểm đang rình rập mỗi ngày, nhưng người dân chúng tôi chỉ có thể mua máy lọc nước về sử dụng tạm thời”, ông Hứa tâm sự.

Không những thiếu nước sạch, người dân nơi đây còn khốn đốn khi nguồn điện chập chờn, lúc có lúc không.

Theo người dân khu liên gia 35, mặc dù nơi này đã có nguồn điện ngầm nhưng những năm qua vẫn chưa có điện để phục vụ cho người dân sinh hoạt. Các hộ dân đều tự bỏ tiền để làm trụ điện, mua dây điện về để kéo tạm điện sử dụng. Những ngày mưa gió, các trụ điện tạm bị gió quật ngã dẫn đến mất điện, bên cạnh đó gây nguy hiểm cho người đi ngang khu vực này.

Mặc dù đã trải qua 3 năm sinh sống tại khu tái định cư mới, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn chưa ổn định. Quá bức xúc vì ở ngay khu vực thành phố mà thiếu điện, nước, người dân nơi đây đã nhiều lần viết đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng vẫn không có gì biến chuyển.

Ông Phạm Văn Long, cán bộ địa chính phường Thành Nhất cho biết, vào giữa năm 2016, UBND TP Buôn Ma Thuột đã có văn bản đề nghị phường Thành Nhất thống kê khu vực dân cư chưa có nước sạch để báo cáo lên Phòng Kinh tế nhằm lập ra các phương án cung cấp nước sạch cho dân. Sau khi lập danh sách gửi lên đến nay vẫn chưa có kết quả.

“Trong những năm qua, nhiều người dân tại tổ liên gia 35 phải tự khoan giếng để lấy nước sử dụng trong sinh hoạt. Nhưng do nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu cạn kiệt nên UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương siết chặt quản lý trong việc khoan giếng. Trước thực trạng trên khiến cuộc sống của những hộ dân nơi đây gặp nhiều khó khăn”, ông Long thông tin.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.