Đắk Lắk: Đê 300 tỷ đồng xuống cấp nghiêm trọng, nông dân thấp thỏm lo âu

Đoạn đê bao được xây dựng với số vốn 300 tỷ đồng ở xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã bị xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân.
 
dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au
Đê bao Quảng Điền bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trang Anh

Nhằm kiên cố hóa các hệ thống đê bao, bờ bao và giảm thiểu việc duy tu hàng năm để đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt quyết định số 979/QĐ-UBND, ngày 22/4/2009 để tu bổ Công trình đê bao Quảng Điền (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).

Công trình đê bao Quảng Điền do UBND huyện Krông Ana làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 300 tỷ đồng, với chiều dài khoảng 45km, trong đó tuyến giao thông nằm trong vùng dự án dài đến 13 km, đi qua địa bàn các xã Bình Hòa; Dur Kmăl và xã Quảng Điền.

Dự án được thi công từ năm 2010 với 5 gói thầu, nhưng hiện nay vẫn còn gói thầu số 5 đang làm thủ tục quyết toán công trình. Công trình đê bao trên đã giúp 1.800 hộ dân yên tâm sản xuất hơn 2.000 ha lúa nước. Đây còn là tuyến giao thông huyết mạch phục vụ việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân trong vùng.

dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au
dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au
Nhiều đoạn đê bị sụp xuống ruộng của người dân. Ảnh: Trang Anh

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Điền cho biết, trước khi bê tông hóa hệ thống đê bao thì người dân phải chật vật đối mặt với mưa lũ khi mùa màng liên tục bị tàn phá.

Nhiều hộ dân vì bị thiệt hại nặng nề nên đã phải chuyển sang nơi khác sinh sống. Nhưng từ ngày đê bao được hoàn thành thì vụ mùa của người dân trở nên ổn định với năng suất đạt 100%. Bên cạnh đó, việc đê bao hoàn thiện giúp người dân thuận lợi hơn trong việc đi lại và vận chuyển nông sản.

“Đợt mưa lũ kéo dài vào cuối năm 2016 đã khiến cho gần 45km đê bao bị nhấn nước nhấn chìm. Nhiều diện tích hoa màu bị cuốn trôi, gây thiệt hại cho người dân hơn chục tỷ đồng”, ông Vinh thông tin.

Từ đó tới nay, tuyến đê bao này đang dần dần bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện chính quyền địa phương cũng đã có biện pháp ngăn chặn những xe vượt quá tải trọng di chuyển qua đây để nhằm hạn chế tối đa việc sạt lở trên đê bao.

Cùng với đó, lực lượng chức năng đã sửa chữa một số đoạn kênh mương hư hỏng để đảm bảo cho người dân sản xuất.

“Đơn vị cũng đã có ý kiến đề nghị lên UBND huyện và các cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ để kịp thời sửa chữa tuyến đê bao này”, vị Chủ tịch cho hay.

dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au
Nhiều hố trên đoạn đê sâu hoắm, là cái bẫy cho người dân: Ảnh: Trang Anh

Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi, nhiều đoạn mương kẹp đê bao, mái ta luy bị hư hỏng nặng nề. Nhiều đoạn bê tông bị bể, đổ sụp xuống khu vực ruộng của người dân. Có đoạn xuất hiện hố sâu hoắm trở thành cái bẫy cho người dân. Những khối bê tông, đất đá nằm ngổn ngang.

Theo người dân tại khu vực này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đê bao bị hư hỏng này có thể là do hoạt động khai thác cát quá mức, đặc biệt tại Buôn Triết (xã Dur Kmăl) hoặc có thể là do công trình thi công không đảm bảo chất lượng.

“Nếu tình trạng hư hỏng này kéo dài mà không được sửa chữa kịp thời, có thể qua một mùa mưa nữa đoạn đê bao này sẽ vỡ”, một người dân cho hay.

dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au
Nhiều người dân lo ngại nếu đoạn đê không được sửa chữa kịp thời trong mùa mưa sắp tới có thể vỡ bất cứ lúc nào. Ảnh: Trang Anh

Về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Hùng, Chánh Văn phòng UBND huyện Krông Ana cho biết, do sau mỗi quá trình thi công cơ quan chức năng của huyện và tỉnh đã tiến hành nghiệm thu nên không thể nói đê bao bị xuống cấp là do thi công không đảm bảo.

“Đê bao bị xuống cấp là do đợt mưa lũ kéo dài vào cuối năm 2016 khiến cho hệ thống đê bao bị ngập nước lâu ngày nên dẫn đến hư hại.

Để giúp người dân ổn định sản xuất, UBND huyện đã làm báo cáo gửi UBND tỉnh để xin kinh phí sửa chữa đê bao”, ông Hùng cho hay.

dak lak de 300 ty xuong cap nghiem trong nong dan thap thom lo au Đắk Lắk: Cụm công nghiệp có nhiều hạng mục bỏ hoang, thành nơi nuôi bò của dân

Cụm công nghiệp Tân An bỏ hoang từ lâu, trở thành nơi thả bò của người dân, gây lãng phí quỹ đất.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.