Đắk Lắk: Kiên cố kênh thoát nước nhưng lại gây ngập úng trên diện rộng

Ông Vũ Hữu Thành cho biết, khi chưa kiên cố hóa công trình thủy lợi rộng gần 3 m nhưng từ ngày sửa chữa lại chỉ còn khoảng 80 cm nên mưa xuống gây ngập úng nhiều diện tích đất.
dak lak kien co kenh thoat nuoc nhung lai gay ngap ung tren dien rong
Kênh thoát nước chỉ rộng 80 cm nên khi mưa xuống gây ngập úng nhà và hoa màu của người dân.

Công trình thủy lợi Ea Tul (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) được xây dựng từ năm 1993, nhưng sau một thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Đầu năm 2008, công trình thủy lợi được kiên cố hóa với vốn đầu tư 9.7 tỷ đồng, do UBND huyện Buôn Đôn làm chủ đầu tư. Chiều dài công trình khoảng 8.7 km dùng để phục vụ tưới tiêu cho hơn 635 ha lúa hai vụ trên địa bàn xã và nhiều diện tích hoa màu khác.

Đến giữa năm 2009, công trình được đưa vào hoạt động trong sự vui mừng, phấn khởi của bà con. Những tưởng sau đó công trình sẽ giúp cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây trồng của bà con thuận lợi hơn. Nhưng cứ vào mùa mưa nước ở kênh lại tràn vào nhà và vườn tược gây ngập úng, thiệt hại về tài sản.

dak lak kien co kenh thoat nuoc nhung lai gay ngap ung tren dien rong
Mặt đường cao hơn so với nhà dân nên mưa xuống nước đổ xuống các hộ dân.

Ông Vũ Hữu Thành (thôn 7) cho biết, khi chưa kiên cố hóa công trình thủy lợi rộng gần 3 m nhưng từ ngày sửa chữa lại chỉ còn khoảng 80 cm nên mưa xuống gây ngập úng nhiều diện tích đất.

“Con mương nhỏ nên cứ vào mùa mưa lại rút nước không kịp, dẫn đến sáu năm trở lại đây, năm nào gia đình tôi cũng bị nước ngập vào nhà và vườn tược”, ông Thành nói.

Ông Thành còn cho hay, năm 2016 thời tiết có những biến đổi bất thường, dịp cận kề Tết vẫn có mưa lớn kéo dài khiến 5 sào ớt gia đình trồng để phục vụ dịp Tết cũng bị mất trắng.

“Ngay cả bắp còn bị ngập hết nửa cây rồi chết, huống gì các cây trồng khác có thể sống nổi. Gia đình tôi vay mượn tiền để mua phân về bón cho cây, giờ trắng tay nên không biết lấy tiền đâu mà trả cho người ta. Ước tính thiệt hại năm vừa rồi của gia đình lên đến 50 triệu đồng”, anh Thành tâm sự.

Tương tự gia đình anh Thành, ba sào ớt và hai sào bắp trong mùa vụ vừa qua của bà Trần Thị Hoa (SN 1947) cũng bị ngập úng hết.

“Dịp trước Tết Đinh Dậu vừa qua, chúng tôi thấy giá hoa màu lên cao nên tập trung hết vốn liếng để chăm sóc vườn rau. Nhưng mưa xuống, nước ngập khiến cây cối chết hết, nước còn dâng cả vào nhà, khiến nửa đêm đang ngủ chúng tôi phải bật dậy “chạy lũ”, bà Hoa chia sẻ.

Theo một số người dân nơi đây, hiện nay, con đường liên xã đang được xây dựng và hoàn thành càng khiến mặt đường cao hơn so với nhà, dẫn đến tình trạng ngập úng trở nên nặng nề hơn.

Gia đình chị Lê Bích bị nước dâng vào nhà nhiều năm nay nên phải vay mượn tiền bạc để nâng móng nhà lên cao, nhưng tình trạng ngập lụt vẫn không thuyên giảm.

“Khu vực này cống nhỏ, không kịp thoát nước nên cứ mưa lớn tí là bị ngập lụt. Trước đây khi chưa sửa nhà, nước còn dâng đến cửa sổ của nhà tôi, đồ đạc gia đình ướt hết mà chúng tôi không biết gửi vào đâu vì hầu như nhà bà con trong xóm đều bị ngập hết. Tôi còn phải gửi con ra nhà bác ở ngoài đường lớn để cháu tiện cho việc đi học”, chị Bích cho hay.

dak lak kien co kenh thoat nuoc nhung lai gay ngap ung tren dien rong
Mùa mưa vào tháng 8/2016 gây ngập lụt vào các hộ dân.

Với tình trạng xây dựng kênh thoát nước nhưng lại gây tích nước và ảnh hưởng đến đời sống người dân nhiều năm qua. Những hộ dân thuộc khu vực thôn 7 đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương với mong muốn giải quyết, khắc phục việc ngập úng, nhưng tất cả vẫn “dậm chân tại chỗ”.

“Người dân chúng tôi chỉ mong muốn các cấp ban ngành quan tâm, giải quyết triệt để tình trạng trên để dân chúng tôi bớt khổ, an tâm sinh sống và trồng trọt”, bà Hoa tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Tám, Phó chủ tịch UBND xã Ea Wer cho biết, trước đây khi con kênh đất chưa thi công thì tương đối rộng, nhưng từ ngày hoàn thành trở nên nhỏ nên khi mưa kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu của người dân thôn 7.

“Sau khi ngập lụt, UBND xã đã xuống thống kê số hộ bị thiệt hại và làm danh sách gửi lên huyện để có biện pháp hỗ trợ cho người dân. Năm 2015, UBND xã đã có kiến nghị lên UBND huyện để xem xét, mở rộng kênh thoát nước nhưng tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết”, ông Tám thông tin.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.