![]() |
Cơ sở tái chế nhựa 'bức tử' môi trường, người dân khốn đốn |
![]() |
Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi |
![]() |
Đắk Lắk: Trại chăn nuôi bủa vây, hàng trăm hộ dân khốn đốn |
Lò gạch không phép khiến dân khốn đốn
![]() |
Các lò gạch mọc lên ngày một nhiều khiến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Ảnh: Trang Anh. |
Từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) chúng tôi vượt hơn 30km để tìm về huyện Krông Ana là một trong những khu vực tập trung nhiều lò gạch nhất trên địa bàn tỉnh.
Trên đường đi không khó để bắt gặp những ổ voi, ổ gà được tạo bởi những xe tải chở gạch và những lò gạch với khói bụi mịt trời. Đặc biệt, tại khu vực xã Ea Bông (huyện Krông Ana) nơi được xem là “thủ phủ” của các lò gạch tình trạng đường xấu và ôn nhiễm càng nghiêm trọng hơn.
Chị Hồ Hoàng Lan Hương (SN 1974, Buôn Mlết, xã Ea Bông, huyện Krông Ana) cho hay, gia đình chị đã sinh sống ở đây từ năm 1992, lúc đó các lò gạch còn ít nhưng nay đã mọc lên như nấm. Ô nhiễm cũng bắt đầu bào mòn sức khỏe của người dân từ đây.
“Từ ngày có các lò gạch, khói bụi bay mù mịt, tôi ở trong nhà còn chịu không nổi huống gì ra ngoài đường. Mái tôn của các gia đình ở đây đã bị rỉ sét theo khói bụi và chất thải từ lò gạch. Mặc dù hàng ngày các lò gạch góp tiền thuê xe tưới nước, nhưng cũng không hạn chế được là bao, tưới được một lúc, đường khô lại bụi mù trời. Nhà cửa của gia đình tôi cũng phải lau liên tục, vì khói bụi vậy không lau sao mà chịu được”, chị Hương bức xúc nói.
Cũng theo chị Hương, từ khi các lò gạch hoạt động, khói bụi bủa vây khu dân cư khiến nhiều người dân mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở...
“Nhiều lúc gia đình tôi muốn đi nơi khác sinh sống để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại vì đó là cả một quá trình. Con cái chúng tôi ở đây, gia đình chúng tôi mưu sinh tại đây nếu đi nơi khác lại phải bắt đầu từ đầu. Biết khói bụi, biết ô nhiễm nhưng chúng tôi đành phải chấp nhận sống chung với nó chứ “lực bất tòng tâm”, chị Hương chia sẻ.
![]() |
Nhiều xe trọng tải lớn vận chuyển gạch, đất sét khiến bụi bay mù mịt. Ảnh: Trang Anh. |
Ông Vũ Đình Với (SN 1968, xã Ea Bông) bức xúc, hàng ngày các xe tải chở gạch, đất vẫn chạy tấp nập ngoài đường. Đặc biệt, cứ đêm xuống các xe tải, máy múc nối đuôi nhau chạy ầm ầm trên quốc lộ để né tránh lực lượng chức năng.
Xe quá khổ làm gạch, đất đá vương vải khắp các nẻo đường khi đi qua, khiến cuộc sống người dân bị cuốn vào vòng khói bụi. Không những thế, các lò gạch còn hoạt động suốt ngày đêm làm cuộc sống của người dân bị đảo lộn.
Quá bức xúc trước tình trạng các cơ sở ngang nhiên hoạt động, gây ô nhiễm môi trường người dân nơi đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương xem xét, giải quyết nhưng đâu lại vào đấy.
Giải pháp nào cho lò gạch không phép !?
Trao đổi với một chủ cơ sở sản xuất gạch tại đây, người này cho hay: “Gia đình tôi sản xuất từ lâu đời nay, chủ yếu mua đất từ các hộ dân về, sau đó sử dụng than đá để đốt nên không ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng đã nâng ống khói lên cao thì làm sao ô nhiễm được. Cũng may tại địa phương có các lò gạch của chúng tôi, chứ giờ các lò mà nghỉ hết, dân chỉ có đi cướp bóc, ăn xin. Nhiều hộ dân nói chúng tôi đừng dẹp vì lo mất công ăn việc làm”, chủ cơ sở phân bua.
Lời biện minh cho quá trình sản xuất của mình là vậy, nhưng theo thực tế chúng tôi quan sát, tại các cơ sở tình trạng khói bụi không có dấu hiệu thuyên giảm. Những xe chở nguyên vật liệu và các lò nung hoạt động liên tục khiến cho bầu không khí nóng bức, ngột ngạt.
![]() |
![]() |
Bụi bám dầy đặc các mái tôn và tấm che. Ảnh: Trang Anh. |
Trả lời cho vấn đề trên, ông Trần Đình Chiến, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Krông Ana cho biết, các lò sản xuất gạch tại địa phương đã có từ lâu đời. Ban đầu những lò này chỉ làm thủ công, nhưng do trữ lượng đất sét lớn 150 ha nên dần phát triển trên diện rộng.
Các lò gạch tập trung nhiều nhất ở xã Ea Bông: 43 lò; Thị trấn Buôn Trấp: 24 lò; xã Bình Hòa: 2 lò. Mặc dù địa phương có trên 60 lò gạch hoạt động nhưng chỉ có một đơn vị được cấp phép.
“Tiêu chuẩn để cấp phép cho các cơ sở là rất khó, bên cạnh đó, hiện nay tỉnh đã ủy quyền lại cho huyện cấp phép, nhưng do việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất rất khó khăn. Còn nếu muốn dẹp các cơ sở không phép phải định hướng họ sang một công việc khác, bởi nghề này là kế sinh nhai của họ từ lâu”, ông Chiến thông tin.
“Sau khi nhận được các đơn phản ánh từ phía người dân về tình trạng ô nhiễm do khói bụi từ các lò gạch, huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo các xã yêu cầu các cơ sở sản xuất tuân thủ đúng quy định về môi trường. Đặc biệt không được sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu trong giờ cao điểm”, ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, trong thời gian qua huyện đã xử lí một số cơ sở khai thác quá mức tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo các UBND xã, cơ sở sản xuất gạch và người dân từ nay đến năm 2020 phải chuyển đổi toàn bộ gạch nung sang gạch không nung hoặc chuyển sang mô hình chăn nuôi, trồng trọt.
“Nhưng đây là một bài toán nan giải đối với công tác quản lí của cơ quan chức năng khi vừa phải đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa phải tạo được công ăn việc làm cho người dân”, vị Trưởng phòng TNMT chia sẻ.
Đô thị 06:50 | 08/10/2019
Đô thị 12:52 | 06/10/2019
Đô thị 20:27 | 04/10/2019
Đô thị 12:18 | 04/10/2019
Du lịch 16:47 | 18/09/2019
Đô thị 14:50 | 24/08/2019
Thời sự 09:25 | 13/06/2019
Tiêu dùng 18:22 | 04/06/2019