Theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, CPI tháng 8/2018 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,59% so với tháng 12 của năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,52%.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tài chính, có 10 nhóm hàng tăng như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; giáo dục; nhà ở và vật liệu xây dựng; văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông; đồ uống và thuốc lá...
Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,12% góp phần tăng chỉ số CPI khoảng 0,25%. |
Theo Cục Quản lý giá, nguyên nhân làm tăng CPI tháng 8 do chỉ số giá nhóm thực phẩm tiếp tục tăng cao do giá thịt lợn tăng với mức khá cao, bình quân giá thịt lợn tăng 3,41% so với tháng trước nên giá các thực phẩm chế biến từ thịt cũng tăng theo.
Bên cạnh đó, do âm hưởng của mưa bão và lũ quét làm cho giá rau xanh tăng 2,87% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 1,12% góp phần tăng chỉ số CPI khoảng 0,25%.
Cùng với đó, giá gas trong nước từ ngày 1/8/2018 điều chỉnh tăng 11.000 đồng/bình 12 kg (tăng 2,8% so với tháng 7/2018).
Đáng chú ý, giá dịch vụ giáo dục hiện đang được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh theo lộ trình tăng học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong tháng 8/2018, nhóm này đã tăng 0,46% do một số tỉnh, thành phố tăng học phí theo lộ trình. Trong tháng 9/2018, một số tỉnh, thành phố trong đó có TP. Hà Nội đã quyết định tăng học phí năm học 2018 - 2019 lên 40% theo khung quy định của Chính phủ.
Cụ thể, đối với học sinh ở địa bàn thành thị là 155.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 45.000 đồng với với năm học trước), học sinh nông thôn 75.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 20.000 đồng) và học sinh miền núi 19.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 5.000 đồng). Theo tính toán, dự kiến tăng giá học phí tác động lên CPI khoảng 0,34%, vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
Theo Cục Quản lý giá, từ nay tới cuối năm, cơ quan quản lý giá sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu; kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn...
Đối với việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Tổng cục Thống kê để tính toán mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp giúp kiểm soát mặt bằng giá chung, hạn chế tác động chi phí đẩy đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân.
Riêng đối với giá dịch vụ giáo dục, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, tính toán đăng ký lộ trình tăng giá của địa phương, phân bổ và kiểm soát mức độ tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp.
Giá rau xanh trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng
Giá rau củ trên đia bàn Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong hơn một tuần trở lại đây khiến các bà nội trợ "méo ... |
Giá rau xanh tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu ‘hạ nhiệt’
Nhiều ngày nay, giá rau xanh trên địa bàn Hà Nội vẫn ở mức giá cao và chưa có dấu hiệu giảm. |
Suzuki - Chevrolet 'tranh nhau' làm quán quân xe ế ẩm tháng 8/2018
Trong tháng 8/2018, mẫu xe Suzuki Vitara không bán được chiếc nào, tiếp đến là hai mẫu xe Chevrolet Captiva và Suzuki Ciaz chỉ bán ... |
Nissan X-Trail 2018, Mazda CX-5 2018, Honda CR-V đâu là sự lựa chọn hoàn hảo?
Trong phân khúc crossover tại thị trường Việt Nam, Honda CR-V, Mazda CX – 5 2018 và Nissan X-Trail 2018 được người tiêu dùng so ... |
Giá rau xanh hôm nay 10/9: Trông chờ giá rau 'hạ nhiệt'
Trong những ngày gần đây, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội giá rau xanh tăng mạnh. Theo các tiểu thương nguyên ... |