Hàng loạt doanh nghiệp chi tiền tỉ ‘cứu giá’ cổ phiếu trong mùa dịch

Nhiều cổ phiếu từ đầu tháng 3 đến nay đã giảm 20-30% khiến các doanh nghiệp đồng loạt đăng kí mua vào nhằm giữ giá.
Hàng loạt doanh nghiệp chi tiền tỉ ‘cứu giá’ cổ phiếu trong mùa dịch - Ảnh 1.

Ngân hàng Tiên Phong sẽ chi hơn 200 tỉ đồng để mua cổ phiếu quỹ. (Ảnh: TPB).

Công ty cổ phần Tập đoàn PAN công bố sẽ mua lại tối đa 21,6 triệu cổ phiếu, tương đương với 10% lượng cổ phiếu trên thị trường, nhằm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và gia tăng giá trị cho cổ đông. Thời gian giao dịch dự kiến sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ. Dù chưa có ngày chính thức bắt đầu mua vào nhưng chốt phiên 16/3, cổ phiếu PAN đã tăng trần lên 18.250 đồng/cổ phiếu sau một tuần sụt giảm trước đó. 

Với mức giá hiện tại, ước tính PAN sẽ phải chi hơn 394 tỉ đồng để mua hết số cổ phiếu đăng kí.

Tương tự, Ngân hàng Tiên Phong (TPB) đăng kí mua lại tối đa 10 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương ứng 1,17% vốn điều lệ từ ngày 20/3 đến 18/4 qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Thông tin này góp phần giúp cổ phiếu TPB ngày 16/3 hồi phục khi tăng 4,1% lên 20.450 đồng/cổ phiếu. 

Ước tính với giá hiện tại, ngân hàng này sẽ chi hơn 200 tỉ đồng để thực hiện việc mua lại số cổ phiếu quỹ đăng kí.

Trong khi đó, bản thân Công ty cổ phần PVI cũng vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua chủ trương mua tối đa 11,6 triệu cổ phiếu (tương đương 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) làm cổ phiếu quỹ, và thời gian thực hiện trong năm nay. Hiện giá cổ phiếu PVI đứng ở 29.700 đồng/cổ phiếu, và ước tính công ty cũng phải chi gần 345 tỉ đồng để giao dịch mua vào.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cho biết sẽ triển khai phương án mua 15 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương đương 4,7% vốn điều lệ, với mục đích tối đa hóa lợi ích cổ đông và doanh nghiệp. 

Hiện giá cổ phiếu DIG đang ở mức 11.500 đồng/cổ phiếu, công ty này sẽ phải chi ra hơn 170 tỉ đồng để mua hết số lượng cổ phiếu trên. 

Tương tự, Công ty Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) quyết định chào mua công khai 18,9 triệu cổ phiếu, tương đương với 30% vốn, để giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và tăng lợi ích cho cổ đông. Giá chào mua công khai là 22.100 đồng/cổ phiếu, và có thể thay đổi theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại thời điểm đăng kí mua. 

Như vậy CTI sẽ bỏ ra số tiền khoảng 417 tỉ đồng để mua số cổ phiếu nói trên.

Không ngoại lệ, Hội đồng quản trị Công ty Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC) trình cổ đông phương án mua lại tối đa 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, làm cổ phiếu quỹ, tương ứng 10 triệu cổ phiếu sau khi cổ phiếu liên tục giảm mạnh từ cuối tháng 12/2019 đến nay. 

Theo giải trình nguyên nhân mua cổ phiếu quỹ là do yếu tố khách quan từ cung cầu thị trường, khiến cho diễn biến giá cổ phiếu của công ty trong thời gian qua không được thuận lợi, giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị hợp lí. 

Từ quanh mức 25.000 đồng/cổ phiếu thì VRC rớt xuống giá 4.920 đồng/cổ phiếu vào cuối tuần này, và sau thông tin trên cổ phiếu VRC tăng trần lên 5.260 đồng/cổ phiếu. Như vậy VRC ước sẽ chi ra hơn 52,6 tỉ đồng để “cứu giá” cổ phiếu theo kế hoạch.

Cũng với mục đích bình ổn giá thị trường, Hội đồng quản trị Công ty Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (HDC) lên kế hoạch mua lại tối đa 2 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ với giá mua theo thị trường nhưng không quá 17.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2020 và sau 15 ngày kể từ khi được chấp thuận. 

Trong tuần vừa qua, HDC đã có 3 phiên giảm sàn và hiện nay còn 14.650 đồng/cổ phiếu...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.