Theo người dân nơi đây, do nhà máy xử lý rác thải Phú Hà gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống nên nhiều người đã tập trung tại đây để yêu cầu nhà máy di dời đến vị trí khác.
Bà Lê Thị Thiền (64 tuổi, trú tại thôn Nam Xuân Sơn) cho biết, hằng ngày khoảng 15 đến 17h chiều nhà máy chế biến đốt rác, mùi hôi thối bốc lên khó chịu. Thậm chí nhiều gia đình phải mắc màn để ăn cơm vì ruồi muỗi bay đến nhiều.
“Mùi hôi từ đốt rác thải y tế và mùi hôi thối phân, ruồi nhặng..., theo gió xộc thẳng vào nhà dân rất khó chịu. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn không được nên nay tập trung cùng nhau ra đây để lên tiếng phản đối việc nhà máy gây ô nhiễm", bà Thiền cho hay.
Người dân căng bạt, treo băng rôn tập trung trước nhà máy rác xử lý rác thải Phú Hà. (Ảnh Hoài Nam) |
Còn bà Nguyễn Thị Đính (63 tuổi), trú tại thôn Nam Xuân Sơn cho biết, do không chịu được mùi hôi thối nên từ sáng ngày 11/8, người dân ở Nam Xuân Sơn đã mang theo các dụng cụ ra trước cổng nhà máy Phú Hà để ngăn không cho các xe ô tô tải vận chuyển rác thải vào nhà máy.
“Chúng tôi yêu cầu, một là phải di dời nhà máy rác thải Phú Hà đi nơi khác để không tiếp tục gây ô nhiễm, để cho người dân sinh sống yên ổn; hai là giải quyết cho người dân được di dời đi nơi khác, chứ ở đây ô nhiễm hôi thối quá dân không chịu được...”, bà Đính nói.
Ông Nguyễn Tiến Phừng (60 tuổi), trú tại thôn Nam Xuân Sơn cho biết, nhà ông cách nhà máy rác thải Phú Hà khoảng 150m. Do chịu không nổi mùi hôi thối nên đã ra đây tập trung ngăn không cho các xe tải tiếp tục chở rác thải vào nhà máy.
Người dân thôn Nam Xuân Sơn yêu cầu nhà máy di dời hoặc có phương án di chuyển dân đi nơi khác. (Ảnh: Hoài Nam) |
"Ở đây gồm có các loại rác thải không chỉ có ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mà còn nhiều tỉnh miền Trung cũng vận chuyển về đây xử lý. Mùi hôi thối, ruồi muỗi bay vào nhà nhân, dân sống quá gần với nhà máy nên không chịu nổi", ông Phừng nói.
Theo người dân thôn Nam Xuân Sơn, vào năm 2017 lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã về họp dân và hứa trong năm 2017 sẽ giải tỏa di dời khoảng 50 hộ dân ra khỏi khu vực ảnh hưởng ô nhiễm, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết.
Người dân cũng cho biết, nhà máy xử lý rác thải phải xây dựng cách quốc lộ là 600m, cách khu dân cư tối thiểu là 500m.
Tuy nhiên, nhà máy Phú Hà lại được xây dựng gần khu vực quốc lộ 12C và chung bờ tường rào với khu dân cư là thôn Nam Xuân Sơn. Trong đó, hộ gần nhất chỉ cách công ty này chỉ hơn 10m và hộ xa nhất là hàng trăm mét.
Người dân đã mang theo các tấm bẫy dính đầy ruồi ra tập trung tại nhà máy xử lý rác. (Ảnh: Hoài Nam) |
Liên quan đến sự việc này, ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, cho biết, huyện đã nhận được đơn phản ánh của người dân và đã có các phương án báo cáo với UBND tỉnh.
"Về phía huyện đã xây dựng phương án ban đầu là khoảng 75 tỷ đồng. Còn việc di dân tái định cư là một vấn đề lớn cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo và có sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành để tổ chức thực hiện…”, ông Hoàn nói.
Biển Mũi Né tràn ngập rác, khách hủy đặt phòng
Những ngày gần đây, khu vực bãi biển Mũi Né (TP.Phan Thiết, Bình Thuận) tràn ngập rác, đến nỗi du khách bức xúc bỏ đi ... |
Nhà đất 07:36 | 22/10/2019
Nhà đất 08:40 | 21/10/2019
Đô thị 13:00 | 06/10/2019
Đô thị 16:33 | 03/09/2019
Nhà đất 08:18 | 03/09/2019
Nhà đất 17:26 | 01/09/2019
Nhà đất 08:32 | 26/08/2019
Nhà đất 08:21 | 26/08/2019