Đàn ông chăm làm việc nhà là do bàn tay đàn bà huấn huyện

Quá trình huấn luyện chồng của tôi được thực hiện trên nhiều mặt trận với 2 nguyên tắc chủ yếu: “trơ mặt” và “kiên trì”.

Những ngày giáp Tết, thấy chồng tôi lụi hụi dọn dẹp, cơm nước, chị em hàng xóm đi qua đi lại không quên buông lời khen: “Ôi số em sướng thế! Chồng em đảm quá!”. Từ ngày chuyển về nhà mới được 3 tháng, chồng tôi được vinh danh trở thành “người đàn ông đảm đang nhất năm” còn tôi từ một cô nàng “ô sin cao cấp trước đây” nghiễm nhiên thành “người phụ nữ may mắn và có số hưởng.” Tất cả là vì, trái với các anh hàng xóm, chồng tôi mỗi sáng sớm giặt quần áo, mỗi tối đi làm về lại tất bật cơm nước, tắm và cho con ăn. Quả là một hình mẫu lý tưởng mà biết bao người vợ đang phải vừa đi làm, vừa lo cơm nước, chăm con mơ ước.

dan ong cham lam viec nha la do ban tay dan ba huan huyen
Đàn ông chăm chỉ là do bàn tay đàn bà huấn luyện. (Ảnh: Pinterest).

Nghe các chị hàng xóm khen, tôi lại càng tâm đắc và phục mình vì có tài "dạy chồng". Đó là cả một quá trình rất dài tôi phải thật nhẫn nại, kiên trì tiến hành “tẩy não”, giáo dục, đào tạo suốt gần 2 năm mới được thành quả là ông chồng như hiện nay. Về bản chất ban đầu, chồng tôi là một công tử bột chính cống, tư tưởng gia trưởng luôn ẩn giấu ngay trong suy nghĩ. Cũng bởi vậy mà hành trình đào tạo chồng tôi mất rất nhiều thời gian hơn suy tưởng.

Quá trình huấn luyện chồng của tôi được thực hiện trên nhiều mặt trận với 2 nguyên tắc chủ yếu: “trơ mặt” và “kiên trì”. Dưới đây tôi xin chia sẻ bí quyết “huấn luyện”…chồng của mình:

1. "Huấn luyện" từ khi đang yêu

Thiết nghĩ, thời điểm đang yêu là khoảng thời gian "vàng" để “đả thông tư tưởng” của các ông chồng quan điểm “lấy vợ là lấy ô sin cao cấp”. Tôi thì khác với nhiều cô nàng đang yêu. Tôi không thích nấu những món ăn ngon cho người yêu mình hay giặt quần áo hộ. Tôi không có nhu cầu thể hiện để người yêu mình thêm yêu hơn hay buông lời khen mật ngon. Lời khen có thể giúp bạn lên tận mây xanh lúc đó nhưng dự đoán sẽ đưa bạn đến hố sâu tuyệt vọng trong hôn nhân. Chưa kể, đang yêu nghĩa là mình đang làm nữ hoàng, chẳng tội gì khi ta không sử dụng hết quyền năng vô hạn đó.

Ngoài việc thì thầm mỗi ngày với chàng rằng: “Sau này lấy nhau, phải chia việc nhà nhé! Không em chết mất”; “Đấy, anh thấy chưa, ai mà không chung nhau làm việc nhà thì sau này chỉ có ly dị vì khổ vợ.” Chàng phản đối ra mặt. Tôi kệ, vẫn mưa dầm thấm lâu, nói bất kể lúc nào. Đến nhà chàng, hay chàng đến nhà tôi, tôi cứ “trơ mặt” ra bảo: “Em chả biết nấu cái gì cả!” hay “Ôi, anh ơi. Áo khoác này dầy quá! Em chả giặt được. Anh giặt giúp em…” Vậy là bao công việc tôi đùn đẩy cho chàng hết.

dan ong cham lam viec nha la do ban tay dan ba huan huyen
Yêu là thời điểm vàng để đả thông tư tưởng chồng.

2. Tiếp tục hành trình “trơ mặt” khi kết hôn

Chồng tôi hiện ra nguyên hình một người đàn ông gia trưởng, lười biếng và ở bẩn sau kết hôn. Tôi phải mất đến 1 năm trời trở thành “ô sin bất đắc dĩ”. Tôi nhận ra: “Nếu từ bỏ, chấp nhận và thỏa thuận thì ngay lập tức sẽ bị thất bại kế hoạch lên từ cách đây 2 năm yêu nhau.” Vậy là tôi vẫn kiên trì và đợi chờ.

Khi tôi có bầu, tôi giao khoán nhiệm vụ đưa đi đón về cho anh. Nấu nướng, dọn dẹp và giặt quần áo, chồng lại phó mặc cho tôi hết. Có lúc, bụng bầu 8 tháng, chồng tôi vẫn còn nói: “Em muốn đẻ nhanh thì phải chăm vận động. Giặt quần áo đi.” Lại có lúc, chồng bảo: “Em mệt quá thì nghỉ đi…. Khi nào khỏe dậy dọn nhà cũng được.”

Thi thoảng, tôi làm trong làn nước mắt thổn thức kể chuyện chị cơ quan mình được chồng chiều. Tối tối, tôi tỏ rõ sự ghen tị với các bà vợ chăm chỉ bên tai chồng. Mỗi lần đọc được tin nào về ông chồng chăm chỉ tôi gửi ngay lập tức cho chồng. Dù biết mình đang yếu thế nhưng tôi vẫn cố “sai được chồng tý nào hay tý ấy”. Đôi lúc, tôi lì ra mặt, kệ tất cả quần áo bẩn, nhà cửa bừa bộn cho chồng ngắm để “thi gan” mặc cho chồng liên tục nhắc nhở.

Thêm nữa, tôi khác nhiều chị em ở điểm, chồng làm thế nào đều ghi nhận, nếu kém sẽ nhắc nhở đào tạo thêm. Chớ nên, “thấy ngứa mắt” mà nhận làm thay thì hành trình đến với con đường có chồng đảm vô cùng gian nan.

3. Tác động tới mẹ chồng

dan ong cham lam viec nha la do ban tay dan ba huan huyen
Gia đình chồng là mặt trận không thể quên. (Ảnh: Pinterest)

Người đàn ông của bạn “hư hỏng” thường là do “sự chiều chuộng thái quá” của các bà mẹ. Thế nhưng, thiết nghĩ vẫn có thể thay đổi. Tôi khá may mắn khi có người mẹ chồng thương cháu nội hết mực. Theo đà vậy, lúc bụng bầu to hay sinh con, tôi thường nỉ non với mẹ về chuyện người ta ly dị do chồng lười làm việc nhà, vợ vất vả làm đủ thứ việc, con cái bị bỏ rơi. Tất nhiên, thương cháu, sợ vợ chồng con ly dị, mẹ tôi mỗi lần xuất hiện ở nhà tôi đồng nghĩa với việc chồng tôi phải làm từ A đến Z.

Chưa kể, mẹ chồng tôi liên tục “giáo huấn” về giúp vợ được rất nhiều cái lợi. Dù mặt trận này kết quả không được khả quan nhiều nhưng tôi nghĩ vẫn có tác động lớn.

4. Thủ thỉ với bố mẹ đẻ

Đây là mặt trận tôi đánh giá vô cùng cao và có sức mạnh lớn. Một thực tế xảy ra, bố tôi là người gia trưởng và cũng tâm lý “vợ là phải làm hết”. Bởi vậy, thời gian đầu, bố tôi luôn bênh chồng tôi và mắng tôi là “vợ phải đảm đang, lo cho chồng con”. Mẹ đẻ tôi là người phụ nữ hết lòng vì chồng con nên cũng muốn tôi phải như vậy.

Tôi nghĩ lại mà ấm ức vô cùng nhưng vẫn cố gắng tìm cách đả thông tư tưởng cho bố mẹ. Vậy là mỗi khi vắng chồng, tôi nỉ non đầy thương cảm với bố mẹ: “Tại sao bố mẹ lại không thương con lại thương chồng con hơn! Con đi làm rất vất vả về nhà phải lo toan giặt quần áo, cơm nước… Con gầy đi… Con bị ốm vì phải chăm con…” Chỉ một thời gian ngắn, bố mẹ tôi thương tôi đến lạ.

dan ong cham lam viec nha la do ban tay dan ba huan huyen
Con rể thường sẽ kính nể lời bố mẹ vợ. (Ảnh: Pinterest).

Và kết quả mãn nguyện là bố mẹ tôi thay đổi thái độ 180 độ, chuyển bài thuyết giảng “người đàn bà công dung ngôn hạnh” sang “đàn ông giúp vợ làm việc nhà là đàn ông chuẩn mực”. Mỗi lần chồng xuất hiện ở nhà tôi, là hết bố, hết mẹ ra nhắc nhở. Bố mẹ tôi còn nêu một loạt tấm gương hàng xóm chăm chỉ đỡ vợ. Bố tôi còn hùng hồn nói: “Bố vẫn giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước cho mẹ con đấy!” Một phần vì ngại, một phần có lẽ hơi khiếp đảm nhạc phụ giáo huấn, chồng tôi nghe lời răm rắp. Có lúc về nhà vợ, bố mẹ tôi giao cho rất nhiều việc mà trước đó chàng rể hay lắc đầu thì thào: “Con không biết làm cái này!”. Quan điểm của bố mẹ tôi: “Không biết làm thì làm sẽ biết!”.

Vậy là sau hơn 1 năm có lẻ, chồng tôi dần dần tự nguyện làm việc nhà như một lẽ tự nhiên, một trách nhiệm không thể rời bỏ. Một khoảng thời gian “huấn luyện” chồng đầy vất vả tôi nghiệm ra một điều, chẳng bỗng dưng các bà vợ có ngay một anh chồng “soái ca” trừ trường hợp quá may mắn hay xinh đẹp. Nếu không thuộc hai nhóm đối tượng trên thì chỉ còn một cách “huấn luyện” chồng ngay từ khi còn mới yêu, mới lấy. Bởi, để lâu quá thì đúng là “trẻ không đào tạo, già mất nết” như tiền nhân nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Sự chăm chỉ của chồng phụ thuộc cao vào tài năng huấn luyện của vợ. Đừng vì thương chồng, muốn làm người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà cuối cùng phải ôm hận than vãn về ông chồng lười, bẩn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Hậu sang tên đổi chủ, dự án cũ của Tân Hoàng Minh vẫn khó bán hàng
Hanoi Signature tiền thân là dự án D’. Palais de Louis của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã nhượng lại cho Ramond Holdings. Trong quý III, các căn hộ tại đây có giá trung bình 6.700 USD/m2, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt gần 20%. Theo Avision Young, các vấn đề pháp lý trước đây khiến cho dự án này khó tiếp cận khách hàng.