Đối với người châu Âu, Giáng sinh trước hết là dịp để đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu và tỏ sự quan tâm tới những người thân xung quanh...
Sau buổi thánh lễ vào chiều ngày 24/12 là một bữa ăn tối ấm cúng trong gia đình và cuối cùng là màn trao quà vào lúc nửa đêm. Tuy nhiên, ở nhiều nước châu Âu, từ chiều, đường xá đã vắng tanh, rất ít người qua lại và đến sáng 25/12, cả gia đình mới cùng nhau dự thánh lễ tại Nhà thờ.
Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch Julius chứ không dùng lịch Gregorius có từ thế kỷ XVI.
Ông già Tuyết trong ngày Giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như "đồng nghiệp" ở phương Tây nhưng mặc áo màu xanh và có một người cháu đi theo trợ giúp là Công chúa Tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi.
Hàng năm, cứ vào dịp lễ hội Mùa đông, thủ đô Moscow của Nga lại khoác lên mình tấm áo choàng lộng lẫy. Đến nước Nga vào những ngày này, du khách sẽ được đắm chìm trong những hoạt động giải trí tại công viên Izmailovo, công viên Gorky, cũng như quảng trường Đỏ.
Với nhiều người Nga, lí do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi, chào đón năm mới và bày tỏ sự quan tâm yêu thương đối với những người thân. Một sân băng được dựng ngay quảng trường Đỏ, là điểm giao lưu của người dân thủ đô.
Điều đặc biệt mỗi dịp Giáng sinh ở Đức là sự xuất hiện của những khu Chợ Giáng sinh (tiếng Đức là Weihnachtsmarkt), một chợ đường phố kiểu truyền thống thường bắt đầu khoảng một tháng trước lễ Giáng sinh.
Chợ Giáng sinh đầu tiên xuất hiện ở Đức, Áo và Alsace từ cuối thời Trung cổ và dần dần được mở rộng ra khắp các vùng trên toàn thế giới. Cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc trong dịp Giáng sinh.
Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, tại Hà Lan không khí lễ hội bắt đầu từ mùa Vọng, đặc biệt là từ đêm 6/12, đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này.
Theo truyền thuyết, mỗi năm vị Thánh bổn mạng ở Amsterdam này đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.
Lễ Giáng sinh ở Mĩ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24/12. Ngày lễ này được kết hợp với kì nghỉ đông thường gọi là kì nghỉ trước Giáng sinh.
Lễ Giáng sinh ở Mỹ cũng tương tự như các nước ở phương Tây, vào mùa lễ hội, các thành phố thường trang trí rực rỡ màu sắc, ánh sáng để ăn mừng.
Mặc dù số người theo Công giáo chỉ chiếm khoảng 1% dân số Nhật Bản, Giáng Sinh vẫn được xem là ngày lễ lớn, được chào đón nồng nhiệt ở quốc gia này. Gần đến ngày lễ, khắp các thành phố lớn được trang hoàng đèn đủ màu, các hoạt động mừng lễ Giáng sinh không chỉ diễn ra tại nhà thờ mà còn được tổ chức thành những sự kiện cộng đồng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân địa phương và khách du lịch.
Vào dịp Noel, người Nhật thường tặng quà cho nhau. Trẻ em được bố mẹ tặng quà, đồng nghiệp cũng gửi nhau những món quà ý nghĩa... Lễ Giáng sinh ở Nhật thường gần với ngày Tết truyền thống Shogatsu được người dân xứ Phù Tang mong đợi nhất trong năm.
Ngoài ra, sinh thần của Nhật Hoàng (23/12) cũng gần thời điểm diễn ra lễ Giáng sinh nên không khí những ngày cuối năm ở xứ Mặt Trời mọc rất đông vui, tấp nập.
Giáng sinh không thật sự phổ biến như một ngày lễ cộng đồng ở Ấn Độ bởi quốc gia này chủ yếu theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo, chỉ có khoảng 2% dân số là người Công giáo.
Tiểu bang Goa (Ấn Độ) là nơi diễn ra lễ Giáng sinh nhộn nhịp nhất cả nước. Thay vì chọn cây thông, những người Công giáo ở đây lấy cây chuối để trang trí vào dịp Noel, các ngôi sao lớn cũng là vật tô điểm trước cửa nhà vào những ngày tháng 12. Ngoài ra, bữa ăn theo kiểu phương Tây truyền thống cũng được người dân chế biến và thưởng thức vào đêm đón Chúa ra đời.
Những kiểu đón Lễ Giáng sinh đặc biệt của các nước trên thế giới
Lễ Giáng sinh đang đến gần, đường phố, các nhà thờ đều được trang hoàng lung linh, lộng lẫy với đèn điện, ngôi sao, và ... |
Những điều không thể bỏ qua mỗi dịp giáng sinh tại quê hương của ông già Noel
Không khí giáng sinh đã và đang tràn ngập khắp nơi trên thế giới, tại Lapland Phần Lam - được cho là nơi cư ngụ của ... |
Chụp ảnh Giáng sinh cho bé ở đâu?
Chụp ảnh Giáng sinh cho bé ở đâu? Bạn có thể tham khảo một số gợi ý địa điểm chụp ảnh Noel và studio chuyên ... |
Tiêu dùng 22:06 | 24/12/2019
Đô thị 21:55 | 24/12/2019
Du lịch 16:37 | 24/12/2019
Du lịch 09:19 | 24/12/2019
Đô thị 06:00 | 24/12/2019
Du lịch 19:28 | 23/12/2019
Đô thị 19:00 | 23/12/2019
Du lịch 16:00 | 23/12/2019