'Đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1 là sai nguyên tắc'

Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng việc duy tu, sửa chữa tuyến quốc lộ 1 qua huyện Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ GTVT giao cho Công ty BOT Tiền Giang là sai nguyên tắc.

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, khẳng định việc người dân bức xúc về trạm BOT Cai Lậy là có cơ sở. Bởi, với những gì đang xảy ra ở BOT Cai Lậy cho thấy Bộ GTVT đang thực hiện sai.

Lý giải về việc này, ông Sanh cho rằng Bộ GTVT để Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang tiến hành duy tu, sửa chữa quốc lộ 1 bằng vốn BOT trên một số đoạn rồi đặt trạm thu phí cho cả tuyến là sai về nguyên tắc.

“Đáng lẽ việc duy tu, sửa chữa tuyến quốc lộ 1 phải dùng quỹ bảo trì đường bộ. Nhưng Bộ GTVT lại giao Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang đầu tư, rồi lấy đó làm cái cớ để đặt trạm BOT ở quốc lộ 1 khiến người dân bức xúc, phản đối”, tiến sĩ Phạm Sanh nói.

da t tra m bot cai la y tren quo c lo 1 la sai nguyen ta c
Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng người dân phản ứng việc thu phí ở trạm BOT Cai Lậy là điều dễ hiểu. Ảnh: Lê Quân.

Theo ông Sanh, hiện tuyến quốc lộ 1 đi qua địa phận huyện Cai Lậy không thể mở rộng thêm. Để tránh ùn tắc, Bộ GTVT và địa phương quyết định làm tuyến đường tránh. Khi tuyến đường tránh hoàn thành, chủ đầu tư đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 khiến nhiều người không đi đường tránh cũng bị thu phí.

Chuyên gia Phạm Sanh khẳng định vấn đề khiến người dân phản ứng là chất lượng tuyến đường tránh, quốc lộ 1 không tốt. Việc chủ đầu tư thu phí bằng với tuyến cao tốc Trung Lương - TP.HCM là điều rất vô lý.

Phản hồi về ý kiến ngày, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng Bộ không sai. Ông lý giải toàn quốc có 24.000 km quốc lộ nhưng kinh phí bảo trì hiện nay chỉ đáp ứng được 50%. Đối với đoạn quốc lộ dài hơn 26 km qua tỉnh Tiền Giang, cần kinh phí hơn 300 tỷ đồng để sửa chữa.

Theo ông Nhật, sáng 14/8, Tổng cục Đường bộ chủ trì họp với chủ đầu tư và UBND tỉnh Tiền Giang để thống nhất. Việc có giảm phí hay không, hướng xử lý sự việc ở BOT Cai Lậy tỉnh Tiền Giang phải đề xuất lên Bộ.

da t tra m bot cai la y tren quo c lo 1 la sai nguyen ta c
Các lái xe phản ứng không đi qua đường tránh nhưng vẫn bị thu phí. Đồ họa: Minh Trí.

Hiện, Bộ GTVT chưa nhận được văn bản đề xuất giảm phí đi qua BOT Cai Lậy từ UBND tỉnh Tiền Giang.


“Quan điểm của Bộ GTVT phải xem xét tình hình thực tế chứ không vì phản đối của người dân mà phá luật, giảm phí, di dời trạm BOT được”.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật

“Theo luật phí, lệ phí, việc giảm phí tại BOT Cai Lậy thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT. Chúng tôi đang đợi báo cáo của Tổng cục Đường bộ sau khi làm việc với chủ đầu tư và UBND tỉnh Tiền Giang rồi mới quyết định”, ông Nhật nói.

Theo thứ trưởng Bộ GTVT, trước đây đã giảm phí cho người dân lân cận trạm BOT Cai Lậy và các doanh nghiệp vận tải đi qua khu vực này nhiều. Hiện chỉ duy nhất xe đường dài chưa được giảm phí nên họ có ý kiến.

Những ngày qua, một số lái xe dùng tiền lẻ nhét vào ống nhựa để phản đối việc đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1. Ngày 13/8, BOT Cai Lậy phải “xả trạm” 2 lần vì ùn tắc do các lái xe dùng tiền lẻ trả phí. Thậm chí, nhiều người còn phản đối thu phí bằng cách mang lợn quay ra gần trạm BOT để “cúng”.

Người dân cho rằng họ không đi qua đường tránh nhưng vẫn bị Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang thu phí. Bên cạnh đó, các lái xe cho rằng mức phí chủ đầu tư thu là quá cao.

Sáng 14/8, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang, Sở GTVT Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy về việc lái xe dùng tiền lẻ phản đối thu phí.

Tại buổi làm việc, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ GTVT xem xét giảm phí tại Cai Lậy nhằm giảm chi phí vận tải, góp phần giảm chi phí hàng hóa lưu thông tại miền Tây đến các tỉnh, thành và ngược lại.

Sau buổi làm việc này, Tổng cục Đường bộ sẽ thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang về nội dung báo cáo Bộ GTVT quyết định việc giảm phí qua trạm BOT Cai Lậy.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.