Vụ trạm thu phí Cai Lậy: Bộ GTVT lý giải vì sao sử dụng BOT mà không dùng ngân sách nhà nước

Bộ GTVT đã họp với các bên liên quan và đi đến thống nhất, giảm phí cho các phương tiện đi qua trạm BOT Cai Lậy.

Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, ngày 16/8, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và một số cơ quan đơn vị liên quan để xử lý vướng mắc trong việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km1987+560÷ Km2014, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

bo gtvt ly giai vi sao lai su dung bot ma khong dung ngan sach nha nuoc o tram cai lay
Trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang), được đầu tư với 1,398,2 tỷ đồng.

Cụ thể, Bộ GTVT nêu rõ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thời gian qua việc đầu tư các dự án theo hình thức hợp đồng BOT nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần quan trọng trong việc cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Về quy hoạch, tại Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 21/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định xây dựng tuyến tránh Cai Lậy dài 12 km, quy mô 4 làn xe.

Từ năm 2009, Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu xây dựng tuyến tránh, tuy nhiên do nguồn vốn Nhà nước rất khó khăn nên đến năm 2013 sau hơn 4 năm nghiên cứu dự án vẫn chưa được triển khai.

bo gtvt ly giai vi sao lai su dung bot ma khong dung ngan sach nha nuoc o tram cai lay
Từ ngày 1/8, khi trạm thu phí đi ào hoạt động đã khiến nhiều lái xe bức xúc vì thu tiền cao hơn các cao tốc khác.

Trên cơ sở ý kiến của UBND tỉnh Tiền Giang (Văn bản số 3901/UBND-CN ngày 30/8/2013) về việc khu vực thị trấn Cai Lậy thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, gây bức xúc cho người tham gia giao thông, người dân sống trong khu vực và kiến nghị đầu tư dự án tuyến tránh QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BOT tại Văn bản số 1908/TTg-KTN ngày 11/11/2013.

Theo đó, Bộ GTVT phê duyệt đầu tư dự án tại Quyết định số 4173/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2013: Phạm vi dự án bao gồm điểm đầu tại Km1987+560, QL1 (Thị xã Cai Lậy); điểm cuối tại Km2014, QL1 (huyện Cái Bè). Tổng chiều dài dự án 38,5 Km.

Trong đó, cải tạo, tăng cường mặt đường QL1 dài 26,4 Km (qua Thị xã Cai Lậy dài 11,1 Km), sửa chữa 14 cầu và lắp đặt hệ thống thoát nước trên tuyến. Đối với tuyến tránh Thị xã Cai Lậy dài 12,1 Km và xây dựng 07 cầu (quá trình triển khi thực hiện có 02 cầu chuyển thành cống để đảm bảo hiệu quả đầu tư theo đề nghị của địa phương). Tổng mức đầu tư của Dự án là 1.398,2 tỷ đồng.

Trạm thu giá dịch vụ: tại trạm Cai Lậy, Km1999+300 QL1 trong thời gian 6 năm 5 tháng, mức thu giá dịch vụ thực hiện theo khung quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

bo gtvt ly giai vi sao lai su dung bot ma khong dung ngan sach nha nuoc o tram cai lay
Sau đó, nhiều lái xe đã phản đối việc thu phí cao bằng cách nhét tiền lẻ vào chai nhựa, trả phí bằng tiền mệnh giá 200, 500, 1000 đồng (Ảnh Báo người lao động).

Trong quá trình lập và phê duyệt dự án đầu tư, Bộ GTVT đã lấy ý kiến và nhận được thống nhất về chủ trương đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT cùng vị trí đặt trạm Cai Lậy của UBND tỉnh Tiền Giang (văn bản số 5090/UBND-CN ngày 04/11/2013); HĐND tỉnh Tiền Giang (văn bản số 44/HĐND-KTNS ngày 04/11/2013); Đoàn ĐBQH Tiền Giang (văn bản số 379/ĐĐBQH-VP ngày 06/11/2013); Bộ Tài chính (văn bản số 202/BTC-HCSN ngày 06/01/2014).

Đồng thời, dự án đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư số 76/BKHĐT-GCNĐTTN cấp ngày 27/6/2014; Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (lần 1) ngày 11/10/2015.

Công trình Dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng và bắt đầu thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ từ ngày 01/8/2017.

Tại buổi họp ngày 16/8, các bên liên quan đã thống nhất một số nội dung như: Giảm giá dịch vụ cho tất cả các phương tiện qua trạm (mức giá dịch vụ sau khi giảm: Loại 1 là 25.000 đồng; Loại 2 là 35.000 đồng; Loại 3 là 40.000 đồng; Loại 4 là 70.000 đồng; Loại 5 là 140.000 đồng. Vé tháng và vé quý thực hiện theo quy định trên cơ sở vé lượt này). Thời gian áp dụng: từ ngày 21/8/2017.

Giảm tối đa (100%) giá dịch vụ cho các phương tiện Loại 1 và Loại 2 của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú tại các xã Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú, và Phú An thuộc huyện Cai Lậy (không kinh doanh vận tải); giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện còn lại tại 4 xã nói trên và xe buýt của hoạt động nội tỉnh Tiền Giang. Thời gian áp dụng: các cơ quan liên quan tập trung triển khai thực hiện để áp dụng trước ngày 10/9/2017.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện và thị xã có liên quan phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thống kê cụ thể các phương tiện trong khu vực được giảm giá dịch vụ theo nội dung trên trước ngày 25/8/2017.

Nhà đầu tư cần xây dựng phương án thu giá dịch vụ để đảm bảo các phương tiện qua trạm thuận lợi, tránh ùn tắc; đồng thời, làm việc với tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho dự án để được gia hạn thời hạn vay.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động cung cấp sự biến động về các loại phương tiện thuộc đối tượng giảm giá nói trên để nhà đầu tư cập nhật, thực hiện giảm giá theo nguyên tắc trên.

UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo tuyên truyền cho người dân và các chủ phương tiện tham gia giao thông chấp hành pháp luật của Nhà nước; đồng thời, chỉ đạo lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

bo gtvt ly giai vi sao lai su dung bot ma khong dung ngan sach nha nuoc o tram cai lay Giám đốc trạm thu phí Cai Lậy: Tài xế phản đối là việc của họ

Giám đốc BOT Cai Lậy cho rằng tài xế phản đối việc giảm giá tiền là việc của tài xế, đơn vị này thu tiền ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.