Nỗi lo của người bị đau nhức xương khớp khi thời tiết lạnh | |
Cảnh giác với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ | |
9 điều nhà tâm lý học sẽ làm khi bị stress, lo lắng |
Đây là bệnh phổ biến nhất của các giáo viên vì môi trường làm việc của họ phải tiếp xúc nhiều với bụi phấn, khối lượng bụi phần hít vào phổi hằng ngày là rất lớn. Lâu dần, lượng bụi phấn đó tích tụ lớn dẫn đến một số bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, thậm chí là viêm phổi.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng giáo viên mắc các bệnh hô hấp có chiều hướng gia tăng. (Ảnh: Tiểu học Đồng Cao) |
Để khắc phục tình trạng này cần cải thiện điều kiện và phương tiện giảng dạy, sử dụng phấn viết ít bụi, lau bảng bằng khăn ẩm. Bên cạnh đó, cần vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Các thầy cô nên hạn chế tiếp xúc với bụi phấn, sau khi giảng dạy có thể sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mũi, họng, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cần dùng những loại thức ăn có nhiều chất đạm, tăng sức đề kháng.
BỆNH XƯƠNG KHỚP
Việc di chuyển qua lại, tới lui trong một không gian hẹp và liên tục cứ tưởng là không đi đâu xa. Nhưng thật ra, nếu đem các đoạn đường đó nối lại, có những giáo viên trong buổi dạy đã đi bộ nhiều km là chuyện thường tình. Việc “đi bộ” nhiều sẽ gây mệt mỏi, đau nhức xương khớp, nhất là ở bộ phận cổ chân. Biểu hiệu này thường gặp ở những cô thầy mang giày dép cao gót và nhất là giày dép mới mua vẫn còn chật.
Đứng nhiều khiến thầy cô dễ mắc các bệnh xương khớp. (Ảnh: Giáo dục quận Long Biên) |
Để phòng các bệnh lý này xảy ra, các thầy cô nên bằng cách thay đổi tư thế đứng ngồi xen kẽ nhau một cách phù hợp, nghỉ ngơi và xoa bóp chân trong giờ giải lao. Đồng thời, lưu ý không mang giày dép quá chật, vì giày dép chật gây tuần hoàn máu khó khăn góp phần làm cho bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, giáo viên nên di chuyển nhẹ nhàng. Để tăng cường sức đề kháng cho xương, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chất khoáng và vitamin các loại rau củ, hải sản và có thể uống sữa hàng ngày.
STRESS
Theo các nhà tâm lý học Anh quốc (qua một cuộc khảo sát về hội chứng "stress" ở các nghề nghiệp) gần đây thì "Stress" ở giáo viên đứng vào hàng thứ 15 trong số 41 nghề được khảo sát. Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức, chính xác về số giáo viên mắc bệnh do nghề nghiệp trong cả nước, nhưng những bằng chứng trên cũng nói lên được phần nào ảnh hưởng của môi trường học đường đến sức khoẻ của các thầy cô.
(ẢNh: BrainJet) |
Việc hoạt động trí óc liên tục, suy nghĩ thường xuyên cùng với áp lực từ phía xã hội đã khiến nhiều thầy cô suy nhược và stress nặng. Vì vậy, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, không nên nói quá nhiều liên tục trong khoảng 3 tiếng đồng hồ sẽ khiến thanh quản bị tổn thương nặng, hít thở sâu khi cảm thấy căng thẳng trong giờ học để cung cấp đủ oxy khiến não hoạt động minh mẫn hơn.
Môi trường làm việc của giáo viên thường phải nói liên tục, nói to và nhiều trong một ngày,đặc biệt là với những người giọng nói trầm thì việc vận động hai dây thanh quản là càng cao hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn, Giảng viên ĐH Y Hà Nội cho biết, có tới 29,9% giáo viên tiểu học mắc bệnh về giọng do viêm thanh quản. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc.
Theo một nghiên cứu gần đây thì giáo viên là những người nói nhiều nhất trong một ngày, tính trên một đời người thì giáo viên sẽ là những người “đoạt giải” cao nhất. Nói liên tục và nhiều, đặc biệt là trong những ngày có tiết dạy nhiều thì việc rát họng trở nên phổ biến, lâu ngày họng dễ bị viêm họng hạt, rồi trở thành bệnh mãn tính.
(Ảnh: Lao Động) |
Để phòng tránh bệnh viêm thanh quản, các thầy cô nên nên phân bổ thời gian nói hợp lý, có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như loa, micro. Không nên nói to, nói nhiều, nói liên tục trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin có lợi cho sức khỏe trong các bữa ăn, nhằm tăng sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn…