Nhiều trẻ tự kỉ không học được cách chỉ tay nếu chỉ quan sát người khác làm điều đó. Trẻ cần được giúp đỡ thêm để học kĩ năng này.
Chúng ta muốn dạy trẻ tự kỉ sử dụng các phương tiện giao tiếp cao cấp hơn nhưng chỉ tay là một kĩ năng giao tiếp không lời quan trọng cần được dạy.
Học để chỉ tay đến mục tiêu nhằm đưa ra yêu cầu là một kĩ năng mà trẻ bình thường có được vào đầu tuổi lên 2 và là một điều kiện tiên quyết quan trọng để học tập cách sử dụng các phương tiện giao tiếp mang tính biểu tượng. (Potter, C. & Whittaker, C., 2001, 98).
(Ảnh minh họa: Shutterstock) |
Khi con nắm tay bạn và kéo tay bạn lên về phía tủ lạnh để yêu cầu nước trái cây, bạn hãy mở tủ lạnh, cầm tay bé và định hình hướng về một điểm rõ ràng bằng ngón tay trỏ của bé và chạm vào thùng chứa nước với ngón tay của bé. Tiếp tục bằng cách này, “cầm tay chỉ việc” cho bé mỗi khi bé yêu cầu đồ vật nào đó.
Bạn sẽ tăng từ từ khoảng cách giữa các ngón tay của con và các đồ vật, theo thời gian bé sẽ học được cách chỉ tay từ các khoảng cách. Lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày với nhiều đồ vật và con bạn sẽ học được kĩ năng quan trọng này, và biết cách sử dụng nó trong các hoạt động.
Điều quan trọng là bạn giảm dần sự nhắc càng sớm càng tốt để con bạn dần độc lập trong việc chỉ tay vào những thứ bé muốn.
Trẻ tự kỉ có xu hướng “tưởng lầm” nhắc như là một phần của hoạt động và không chủ động làm nếu không được nhắc – điều này được gọi là phụ thuộc nhắc. Bạn muốn tránh điều này thì cần giảm dần sự hỗ trợ càng nhanh càng tốt đáp ứng theo khả năng học của bé.
Bây giờ bạn đã học được một số chiến lược để dạy cho con bạn đưa ra yêu cầu bằng cách chỉ tay; nhưng để bình phẩm hay khoe đồ vật thì sao? Đây là một việc khó khăn hơn nhiều vì trẻ tự kỉ thường không quan tâm đến việc "chia sẻ cảm xúc" hay nói/cho ý kiến về điều gì đó.
Nhà chuyên môn khuyên bạn nên tham gia cùng con trong các hoạt động như vẽ, tô màu hay trò chơi xếp hình (bất cứ điều gì con bạn thích hoặc tìm kiếm) và khuyến khích bé khoe các sản phẩm cuối cùng hoặc thành quả đạt được với những “đối tượng an toàn”. “Đối tượng an toàn” là một người trẻ không sợ bị cướp mất hoặc phá hỏng đồ vật yêu thích của trẻ (một số anh chị em của trẻ có thể được coi là “đối tượng đe dọa” ). Khuyến khích con của bạn khoe các sản phẩm đồng thời luôn nhớ đáp lại bé bằng những phản hồi tích cực. Một lần nữa, hỗ trợ bằng cách “cầm tay chỉ việc” là cần thiết và đòi hỏi sự lặp lại nhiều lần.
XEM THÊM
'Cảm ơn tự kỉ'
Chị Ngọc (thường được biết đến cái tên Ngọc Phạm RDI) – bà mẹ có con tự kỉ mở đầu câu chuyện bằng câu nói ... |
20/11 của những giáo viên chăm sóc trẻ tự kỉ: 'Hạnh phúc ngày hôm ấy là nghe thấy các con bật ra âm A'
20/11 của những giáo viên chăm sóc trẻ tự kỉ: “Hạnh phúc ngày hôm ấy là nghe thấy các con bật ra âm A”. |
Mẹ có con tự kỷ: ‘Sao phải bi quan khi con vẫn hạnh phúc trong thế giới riêng của mình’
Cô con gái 16 tuổi của chị Hồng Vân được phát hiện mắc tự kỷ khi cháu 2,5 tuổi. Đồng hành cùng con suốt cả ... |