Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia: Đánh bật tư duy học tủ!

Theo cô Diệu Thu, giáo viên trường THPT Trần Quang Khải (Hà Nội), người nổi tiếng trên mạng xã hội với phương pháp học văn bằng công thức Toán thì đề thi năm nay đã đánh bật tư duy dạy tủ, học tủ bấy lâu của nhiều giáo viên, học sinh.

Ngay sau khi kết thúc kì thi THPT quốc gia 2018, không ít giáo viên đưa ra quan điểm, đánh giá, nhận định khác nhau đề môn Ngữ văn.

Cô Lê Trần Diệu Thu cho rằng: “Về hình thức, cấu trúc đề thi bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT công bố ngày 24/1/2018, bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12. Trong đó, lượng kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% và lớp 12 chiếm khoảng 70%. Đề thi gồm có 2 phần (Phần 1: Đọc hiểu chiếm 30% tổng số điểm; phần Làm văn chiếm 70%) trong tổng số điểm bài thi”.

de thi mon ngu van thpt quo c gia da nh ba t tu duy ho c tu
Có nhiều ý kiến khác nhau về đề môn Văn thi THPT quốc gia.

Đề thi hay, đánh thức được tiềm lực của học sinh

Cô Diệu Thu chia sẻ: "Cầm trên tay đề thi, tôi đánh giá cao tư duy của người ra đề. Bởi do tính chất kì thi chung tốt nghiệp và xét CĐ - ĐH nên giữa các câu trong từng phần có mức độ phân hóa tốt.

Ở phần Đọc hiểu:

+ Câu 1: Yêu cầu học sinh nhận diện thể thơ ở mức độ nhận biết;

+ Câu 2: Yêu cầu học sinh chỉ ra các yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước được nêu ra ở khổ thơ 1.

Với hai câu hỏi trên, học sinh ở mức độ trung bình có thể trả lời trong vòng 7 phút; học sinh khá - giỏi có thể trả lời trong vòng 5 phút (kể cả thời gian đọc đề trước đó) mà không cảm thấy quá khó khăn.

Sang câu thứ 3, thứ 4 thuộc mức độ thông hiểu và một phần nhỏ là vận dụng thấp, đòi hỏi học sinh bắt đầu suy luận để tìm ra ý trả lời. Học sinh trung bình mất khoảng 10 phút; khá - giỏi mất khoảng 15 phút để tìm ý trả lời. Như vậy, rõ ràng phần I, chính là những câu hỏi gỡ điểm của học sinh xét tốt nghiệp” cô giáo Diệu Thu chia sẻ.

Ở câu đầu, nghị luận xã hội thuộc phần II – phần làm văn, tưởng chừng một vấn đề cũ vậy nhưng mới bởi cách nhìn, cách hiểu, góc độ nhận thức và độ mở cao hơn.

Không mang tính hàn lâm học thuộc, đề nghị luận xã hội khai thác ở học sinh nhiều khóa cạnh hơn, các em có thể tự do trình bày quan điểm, đánh giá, nhận xét của của mình về vấn đề “đánh thức tiềm lực” được triển khai với dạng “suy nghĩ về sứ mệnh”.

Với dạng câu hỏi này, hướng học sinh tới một cái nhìn “sâu” hơn về sự việc, về vấn đề bản tới chứ không phải hời hợt. Để trả lời cũng như là đề viết được đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ này, học sinh phải thật sự “thấu” được đề và phải thật sự “hiểu” được mình.

de thi mon ngu van thpt quo c gia da nh ba t tu duy ho c tu
Giáo viên Lê Trần Diệu Thu - Giáo viên THPT Trần Quang Khải, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Đề thi đánh bật tư duy dạy tủ – học tủ của nhiều giáo viên và học sinh

Bước sang câu 2, phần làm văn - nghị luận văn học: Đề bài hướng đến hai tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” của lớp 12 và liên hệ với tác phẩm “Hai đứa trẻ” lớp 11. Đánh giá của tôi, đây là một đề liên hệ “đắt giá”, mới lạ, đánh bật tư duy dạy tủ, học tủ của nhiều giáo viên, học sinh.

Nhiều giáo viên, học sinh quan niệm, các tác phẩm đã từng thi các năm trước khả năng ra lại không cao. Vì vậy, mặc dù những tác phẩm vẫn nằm trong chương trình, nội dung giáo dục sâu sắc nhưng lại không được chú trọng, học sinh chỉ đọc qua, không học kĩ càng.

Giáo viên cũng không trọng tâm để học sinh ôn luyện, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh năm nay khi đi thi nói không ôn tác phẩm ra năm nay kĩ... Đó là một điều đáng tiếc, và hơn cả nó đáng buồn.

Tôi cho rằng, đề thi năm nay tuy “khó” với nhiều quan niệm của giáo viên, học sinh nhưng ở đó nó lại khai thác được tất cả kỹ năng và hệ thống toàn bộ kiến thức của học sinh.

Với đề thi này, tôi tin rằng tư duy của thầy cô, học sinh các khóa sau cũng có sự thay đổi trong quá trình dạy và ôn luyện.

Nhận định phổ điểm năm nay, cô Diệu Thu cho rằng, vì đề thi mang tính phân loại cao nên những học sinh thật sự nỗ lực, cố gắng sẽ đạt điểm khá - giỏi để chọn vào các trường đại học top đầu. Con số này chiếm khoảng 30%.

Điểm trung bình - khá sẽ thuộc về những học sinh hiểu đề chưa sâu, hoặc mắc một số lỗi. Con số này chiếm khoảng 40%.

Điểm trung bình hoặc thấp hơn sẽ dành cho học sinh chỉ sử dụng môn văn để xét tốt nghiệp chiếm khoảng 30%.

de thi mon ngu van thpt quo c gia da nh ba t tu duy ho c tu Thông tin tuyển sinh 2018 (30/6): Thí sinh có 10 ngày để phúc khảo từ khi có kết quả thi THPT quốc gia

Các nộp hồ sơ trúng tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội, thí sinh có 10 ngày để phúc khảo từ khi có kết quả ...

de thi mon ngu van thpt quo c gia da nh ba t tu duy ho c tu Sẽ ra sao khi điểm môn văn 2 lần chấm chênh lệch?

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm đối với bài thi môn văn, trưởng môn chấm thi tổ chức ...

de thi mon ngu van thpt quo c gia da nh ba t tu duy ho c tu Kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia

Sáng nay (30/6) Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với hội ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.