Đề xuất chính sách mới xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Xây dựng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Đề xuất chính sách mới xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa).

Bộ Xây dựng cho biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu trên trái đất xảy ra nhanh chóng và có những diễn biến bất thường. 

Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai là bão, lũ, lụt và đặc biệt là sạt lở đất ngày càng khốc liệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như các lĩnh vực khác của ngành xây dựng, đặc biệt là nhà ở của các hộ dân vùng ngập lụt, khu vực sạt lở ven sông, kênh rạch và ven biển. 

Để cải thiện, nâng cao điều kiện an toàn về nhà ở, môi trường sống phù hợp hơn, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân khu vực ngập lụt, sạt lở ven sông, kênh, rạch và ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2001 đến 2025.

Giai đoạn 1 thực hiện theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 6/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ và giai đoạn 2 thực hiện theo Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 26/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ; thời gian thực hiện 2 giai đoạn này từ năm 2001-2015; kết quả đã hoàn thành 976 dự án, trong đó có 857 cụm, tuyến dân cư và 119 bờ bao khu dân cư có sẵn (trong đó giai đoạn 1 là 804 dự án, gồm 734 cụm, tuyến và 70 bờ bao; giai đoạn 2 là 178 dự án, gồm 129 cụm, tuyến và 49 bờ bao), đáp ứng cho khoảng 191.000 hộ dân có chỗ ở ổn định.

Để hoàn thiện đồng bộ và phát huy hiệu quả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Chương trình, đáp ứng nhu cầu di dời, ổn định đời sống cho số hộ dân trong các khu vực sạt lở nguy hiểm chưa được bố trí vào các cụm, tuyến dân cư trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2; đồng thời, để triển khai nhiệm vụ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long và Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 1/3/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 714/QĐ-TTg. Quyết định số 714/QĐ-TTg và Quyết định số 319/QĐ-TTg thực hiện từ năm 2018 đến năm 2025 tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Long An và thành phố Cần Thơ.

Theo báo cáo của các địa phương, nhu cầu đầu tư cụm tuyến dân cư và bờ bao giai đoạn 2018-2025 là 62 dự án để bảo đảm khoảng 17.800 chỗ ở an toàn ổn định (trong đó có 51 dự án là cụm, tuyến dân cư để di dời 11.362 hộ; 11 dự án là các bờ bao khu dân cư với 6.471 hộ), với tổng kinh phí dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng.

Chương trình được đã thực hiện từ năm 2001 đến nay theo nhiều Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (16 văn bản), bao gồm cả Quyết định quy phạm pháp luật (7 văn bản) và Quyết định cá biệt (9 văn bản), trong đó Quyết định sau không quy định cụ thể sửa đổi, bổ sung điều khoản nào của Quyết định trước dẫn tới việc khó theo dõi, giảm sự minh bạch của chính sách.

Ngoài ra, việc tính toán cấp bù lãi suất nguồn vốn cho vay làm nhà ở do cơ chế chính sách giai đoạn 2018-2025 thay đổi, đó là ngân sách địa phương phải cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội; quy định này gây khó khăn trong việc tính toán riêng chênh lệch lãi suất cho phần nguồn vốn Ngân hàng tự huy động; do Ngân hàng đang thực hiện khoảng gần 20 chương trình tín dụng chính sách, toàn bộ nguồn vốn được hòa đồng chung nên việc tính toán riêng chênh lệch lãi suất cho phần nguồn vốn Ngân hàng tự huy động là rất khó thực hiện, chỉ mang tính chất tương đối và cần phải được bổ sung quy định cụ thể về nguyên tắc cấp bù thì Bộ Tài chính mới có cơ sở, thẩm quyền để hướng dẫn việc cấp bù lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Đồng thời, tại Quyết định số 714/QĐ-TTg cũng quy định việc xóa nợ vốn vay làm nhà ở cho những hộ đặc biệt khó khăn nhưng chưa quy định thẩm quyền xóa nợ thuộc đơn vị nào.

Vì vậy, Bộ Xây dựng cho rằng cần thiết phải xây dựng dự thảo hợp nhất, điều chỉnh và bổ sung một số cơ chế, chính sách của Chương trình để các địa phương thuận tiện trong việc triển khai thực hiện.

Dự thảo nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở và bờ bao khu dân cư có sẵn vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng nhu cầu di dời, ổn định đời sống cho các hộ dân đang sinh sống trong vùng ngập lũ và các khu vực sạt lở nguy hiểm.

Đối tượng hưởng chính sách bao gồm: Các hộ dân cư trú hợp pháp tại vùng ngập lũ thường xuyên và vùng sạt lở nguy hiểm thuộc các tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; các hộ thuộc đối tượng Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chưa vay hoặc đã vay 60% vốn làm nhà ở.

Nguồn vốn làm nhà ở

Theo dự thảo, các hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách trên nếu có nhu cầu thì được vay vốn xây dựng nhà ở với mức vay tối đa là 40 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm. 

Thời hạn vay tối đa 15 năm đối với các hộ nghèo và cận nghèo, 10 năm đối với các hộ khác, trong đó thời gian ân hạn 5 năm tính từ thời điểm các hộ nhận tiền vay.

Đối với các hộ gia đình đã được hỗ trợ 60% mức vốn vay xây dựng nhà ở trong các giai đoạn trước nếu có nhu cầu vay vốn làm nhà ở thì được tiếp tục vay bổ sung với mức tối đa quy định tại khoản này.

Điều kiện vay vốn làm nhà ở: Là hộ có tên trong danh sách đối tượng thuộc diện được hỗ trợ của Chương trình do UBND cấp tỉnh xác nhận hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện xác nhận, có giấy đề nghị vay vốn theo mẫu do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn thì được giải ngân lần đầu tối đa bằng 60% mức vay theo quy định, phần vốn còn lại được giải ngân sau khi hộ dân xuất trình giấy xác nhận nhà ở đã hoàn thành xây dựng phần thô của UBND cấp xã.


chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.