Đề xuất cho công chức làm việc ở nhà: 'Trên cơ quan đốc thúc cả ngày còn không làm huống chi ngồi ở nhà'

Đó là lo lắng của TS Nguyễn Xuân Thủy khi nói về đề xuất cho cán bộ, công, viên chức Nhà nước được làm việc ở nhà, một tuần chỉ đến cơ quan 1 - 2 ngày.
 

Mới đây, Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề xuất giải pháp thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức ở một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà, mỗi tuần chỉ cần đến cơ quan 1 - 2 ngày. Ông Hiểu cho rằng, người lao động khi ra đường kéo theo nhiều hệ lụy như gây ùn tắc giao thông, mất nhiều thời gian, chi phí điện nước…

Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông.

Ông Thủy cho rằng, vấn đề trên không có gì mới, do thời đại công nghệ số như hiện nay, ở nhiều nước nhất là ở Nhật Bản đã khuyến khích làm việc ở nhà, điều này làm giảm bớt phương tiện giao thông đi lại trên đường, giảm thiểu ùn tắc.

Tuy nhiên, theo TS Thủy, đối với Việt Nam việc áp dụng điều này không hề đơn giản vì chất lượng, năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp, nhất là chất lượng lao động của công chức. Do vậy, không thể triển khải được chuyện đại trà việc làm việc ở nhà.

“Hàng chục vạn công chức ngồi trên ghế các cơ quan, người ta vẫn có câu ‘sáng xách ô đi, chiều xách ô về’ là vậy. Đã có lần tôi từng trả lời một bài báo rằng có ít nhất có 30 – 40% công chức Việt Nam trình độ, ý thức trách nhiệm kém, thấp và ham chơi, ngồi chơi xơi nước là chính.

Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện đại trà vấn đề này thì chất lượng công việc, đặc biệt là công việc quản lý Nhà nước sẽ rất yếu kém, khi đó nó thể hiện chính sách đề xuất ra sẽ không khớp với thực tiễn”, ông Thủy nói.

de xuat cho cong chuc lam viec o nha tren co quan doc thuc ca ngay con khong lam huong chi ngoi o nha
Ông Thủy cho rằng, nếu lấy vấn đề làm việc ở nhà để giảm ùn tắc giao thông thì đó là để xuất trên còn quá sớm.

Nhiều ngành nghề, nếu ngồi nhà sẽ tạo ra hiệu quả công việc rất thấp. Lấy vấn đề làm việc ở nhà để giảm ùn tắc giao thông thì đó là để xuất trên còn quá sớm, không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, nhất là không phù hợp với ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức.

TS Nguyễn Xuân Thủy nói: “Ngồi trên cơ quan người ta đốc thúc cả ngày còn không làm huống chi nói đến việc ngồi ở nhà để làm việc. Thời chúng tôi có thể cả ngày đói nhưng vẫn ngồi làm việc được, nhưng thời buổi bây giờ lại khác, có nhiều thứ cám dỗ con người, khiến họ khó có thể tập trung mà làm việc. Chưa nói đến chuyện chúng ta không khoán công chức, anh lười mà anh vẫn được nhận lương như một người làm việc chăm chỉ cả ngày là không được“.

Theo ông Thủy, nếu áp dụng vấn đề làm việc ở nhà thì phải nghiên cứu đặc điểm từng ngành rồi mới có thể áp dụng.

Đồng ý với đề xuất làm việc ở nhà với tùy từng ngành nghề, TS Phạm Văn Thạo (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, có những người đến công sở rất sớm, nhưng chỉ để quẹt tay vào máy chấm công, sau đó ngồi buôn dưa lê, gọi điện thoại… tiêu tốn rất nhiều tiền công, hiệu quả công việc thì rất thấp.

“Có những ngành nghề có thể làm ở nhà được, nhưng phải có sự linh hoạt, không phải cả tháng ở nhà được, tóm lại là phải có năng suất, hiệu quả trong công việc”, TS Thạo nói.

de xuat cho cong chuc lam viec o nha tren co quan doc thuc ca ngay con khong lam huong chi ngoi o nha Chủ tịch Quốc hội không đồng ý cho TPHCM tăng các loại thuế

“Trao quyền tăng một số loại thuế như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt… có thể chấp nhận được. Nhưng Chính ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.