Đề xuất tổ chức ma trận chấm thi THPT quốc gia để chống tiêu cực

Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng thay vì chấm chéo, Bộ GD&ĐT nên tổ chức ma trận chấm thi THPT quốc gia để hạn chế tiêu cực.

Sáng 18/9, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và thách thức”, với sự tham gia của hơn 400 đại biểu.

Tiến tới thi THPT quốc gia trên máy tính

Liên quan vấn đề thi và đánh giá năng lực, bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam - nhận định thế giới có 3 xu hướng về kiểm tra, đánh giá.

Thứ nhất là không thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hiệu trưởng các trường phổ thông tự công nhận học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp. Phương thức này được các nước như Hàn Quốc, Australia áp dụng.

Thứ hai là tổ chức thi THPT quốc gia, được nhiều nước trên thế giới lựa chọn như Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Phần Lan...

Xu hướng thứ ba có thi THPT quốc gia, nhưng do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp đứng ra tổ chức, có thể thi 4 lần hoặc 6 lần/năm, thí sinh tự do đăng ký thời gian thi. Mỹ đang áp dụng hình thức này.

de xuat to chuc ma tran cham thi thpt quoc gia de chong tieu cuc

PGS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - phát biểu mở đầu hội thảo. Ảnh: ĐHQGHN.

Trong đó, xu thế thứ hai và ba có 2 môn thi cốt lõi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Trong đó, các nước như Anh, Mỹ, Australia không áp dụng vì tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Ngoài môn thi bắt buộc, thí sinh cũng có thể thi các môn tự chọn, chuyên biệt để có định hướng vào đại học.

Nhìn lại ở Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, chúng ta đã 6 lần đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Mỗi lần đạt được kết quả nhất định. Năm vừa qua đã xảy ra gian lận điểm thi gây rúng động xã hội.

Bà Nga khẳng định không thể bỏ được kỳ thi THPT quốc gia vì đây là cơ sở đánh giá năng lực 12 năm của học sinh và là cơ sở dữ liệu để Nhà nước có chủ trương, chính sách quy hoạch đầu tư cho phát triển giáo dục.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017-2018 được đánh giá cao nhất vì thời gian thi ngắn gọn, có kết quả nhanh, giảm tốn kém, áp lực cho xã hội. Tuy nhiên, kỳ thi này vẫn còn có tiêu cực trong khâu chấm thi nên cần đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bà Nga nói rằng cần làm chặt hơn nữa quy chế tuyển sinh, thưởng phạt nghiêm minh đối với những người có trách nhiệm, đồng thời hoàn thiện phần mềm chấm thi.

"Không nên chấm chéo mà nên có ma trận tổ chức chấm thi để tránh hiện tượng bắt tay nhau giữa các tỉnh. Ma trận chấm thi sẽ phức tạp hơn chấm chéo giữa 2 tỉnh với nhau, nhưng cũng sẽ chặt chẽ, đảm bảo sự công bằng, khách quan hơn", bà Nga nói.

Bên cạnh đó, nữ giám đốc trung tâm kiểm định cũng nhấn mạnh phải xây dựng ngân hàng câu hỏi phong phú, đa dạng hơn, theo hướng đánh giá năng lực học sinh, chứ không phải theo sách giáo khoa.

Từ năm 2019-2020 cần giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia với quy chế chặt chẽ, thưởng phạt nghiêm minh, đồng thời hoàn thiện phần mềm quản lý thi, tăng cường ngân hàng câu hỏi.

Từ năm 2021-2023, học sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới, nên thi 2-3 lần/năm, tổ chức thi chuyên trên máy tính, thí điểm trước ở địa phương tự nguyện và đến năm 2024 tổ chức thi chính thức với 3 môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ. Thí sinh cũng có thể chọn môn thi chuyên biệt để vào đại học, việc tuyển sinh để các trường tự chủ.

Đề xuất phỏng vấn trong tuyển sinh

PGS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội - cho hay giáo dục giống như trồng cây, đổi mới tức là trồng cây theo cách thức mới để nó lớn dần, chứ không phải ngôi nhà muốn là đập đi xây lại.

Về phương thức thi và xét công nhận tốt nghiệp, theo PGS Hoàng Minh Sơn, cần làm rõ kết quả đổi mới như thế nào. Cụ thể, kỳ thi nói giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, cần có con số cụ thể để thuyết phục. Việc coi, chấm thi cũng được đánh giá trung thực, đảm bảo tin cậy, nhưng cũng cần được phân tích đúng hơn.

PGS Hoàng Minh Sơn nêu ra lợi thế của khâu xét tuyển hiện tại theo công nghệ 4.0 với sự vận hành trơn tru. Ngoài ra, ông Sơn đề xuất tuyển thí sinh, ngoài năng lực, cần phải có phẩm chất. Trong tương lai, tuyển sinh đầu vào đại học cần có phần phỏng vấn.

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, giáo dục là quá trình đổi mới liên tục và tự thân, là sự nghiệp của toàn dân, hệ thống chính trị, chứ không phải chỉ của riêng Bộ GD&ĐT.

de xuat to chuc ma tran cham thi thpt quoc gia de chong tieu cuc

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định bộ tiếp tục lắng nghe ý kiến, phân tích, đề xuất của chuyên gia, dư luận khi xây dựng các chính sách về giáo dục. Ảnh: ĐHQGHN.

“Thông thường, một nghị quyết để đi vào cuộc sống cần khoảng 10 năm, 5 năm là thời điểm sơ kết. Bác Hồ từng nói 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người. Chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo, không sốt ruột”, người đứng đầu ngành giáo dục nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay bộ sẽ lắng nghe ý kiến, phân tích, đề xuất của chuyên gia, dư luận khi xây dựng các chính sách. Giáo dục được xã hội quan tâm là cơ hội, sự nghiệp phát triển nhanh hay chậm, thành công hay không là phụ thuộc vào các ý kiến của chuyên gia.

de xuat to chuc ma tran cham thi thpt quoc gia de chong tieu cuc Đề xuất thay đổi điều kiện xét đặc cách với thí sinh bị tai nạn giao thông, đau ốm

Theo đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Bộ nên cân nhắc thay đổi điều kiện xét đặc cách với các thí sinh chẳng may bị ...

de xuat to chuc ma tran cham thi thpt quoc gia de chong tieu cuc Có nên tách mỗi môn thi ở bài thi tổ hợp thành từng phiếu trả lời trắc nghiệm khác nhau?

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Nam đề xuất nên tách mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp thi THPT quốc gia thành từng phiếu ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.