Đêm khủng khiếp: Khách đập cửa cầu cứu, xin nộp tiền gấp đôi

Nửa đêm, khách gọi liền 15 cuộc điện thoại, đến lúc tôi nghe máy thì khách báo điều hòa hỏng, để 18 độ C mà không mát nên gọi thợ đến sửa. Tôi chưa kịp trả lời thì khách mặc cả, nếu đến sửa ngay thì sẽ trả tiền gấp đôi.

Gần 1 giờ chiều, sau khi ăn cơm xong, anh Trần Văn Tuân - chủ một cửa hàng lắp đặt và sửa chữa điều hòa ở Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) - cùng hai nhân viên tranh thủ nghỉ ngơi cho hồi lại sức trước khi lên đường tiếp. Vừa ngồi uống nước, anh kể: “Nắng đến 40 độ C thế này, thợ cũng mệt lắm, thở không ra hơi nữa, nhất là đã làm việc liên tục từ 1 giờ đêm đến giờ mới được ăn uống và nghỉ ngơi”.

Anh Tuân cho biết, mùa hè bao giờ cũng là mùa cao điểm của thợ sửa điều hòa vì nhu cầu lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa thường tăng gấp 10-20 lần các mùa khác. Theo đó, thu nhập của thợ điều hòa cũng tăng gấp cả chục lần.

dem khung khiep khach dap cua cau cuu xin nop tien gap doi
Mùa hè, khách quá tải, thợ điều hòa làm không hết việc

Riêng những ngày nắng nóng cực điểm như hiện nay, khách gọi điện thoại cả ngày lẫn đêm như muốn “khủng bố” thợ điều hòa. Khách nào gọi cũng muốn thợ đến sửa chữa ngay, nhưng giờ thì khách phải chờ cả tuần, thậm chí còn lâu hơn thế. Bởi, thợ điều hòa đã phải làm việc hết công suất, ngày nào cũng làm quần quật từ 4 giờ sáng đến 8-9 giờ tối mới được nghỉ ngơi.

“Như hôm qua, lắp cố điều hòa cho khách nên 10 giờ đêm thợ mới được nghỉ, vừa đặt lưng được 2 tiếng lại phải dậy nghe vì điện thoại chuông đổ liên hồi. Khách gọi đúng 15 cuộc. Lúc tôi nghe máy thì khách báo điều hòa hỏng, để 18 độ C mà không mát nên gọi thợ đến sửa. Tôi chưa kịp trả lời thì khách mặc cả, nếu đến sửa ngay thì sẽ trả tiền gấp đôi giá thị trường”, anh nói.

Anh Tuân bảo, chuyện này đúng là ngược đời vì từ trước tới nay, hơn 10 năm chuyên đi lắp đặt và sửa chữa điều hòa, thường thì khách đều mặc cả giảm giá xuống chứ chưa bao giờ trả cao hơn, lại còn chấp nhận trả tiền gấp đôi.

Bình thường khách gọi điện báo điều hòa hỏng hay cần bảo dưỡng, anh còn hẹn sau vài ngày mới đến được, chứ nói gì đến chuyện đi sửa điều hòa ngay trong đêm. Song, khách hàng than nhà có trẻ nhỏ, mấy ngày nắng nóng để điều hòa 18-20 độ mà không mát, trẻ quấy khóc nên anh đành cho thợ đến sửa cho khách.

Vậy là, 1 giờ sáng thợ của anh phải chạy đi sửa điều hòa cho khách, đến nơi kiểm tra điều hòa không hỏng nhưng không mát do lâu ngày chưa bảo dưỡng, máy hết gas, cục nóng và cục lạnh bám bụi dày đặc. Do đó, thợ chỉ cần vệ sinh máy máy điều hòa, bơm thêm gas. Tổng chi phí hết 600.000 ngàn đồng, chủ giữ đúng lời hứa trả gấp đôi thành 1,2 triệu đồng.

Anh cho hay, rất nhiều người dùng điều hòa có thói quen không bảo dưỡng định kỳ. Cứ chờ khi máy xảy ra sự cố gì hoặc máy điều hòa chạy nhưng phòng không mát thì mới chịu gọi thợ. Do đó, vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng thợ điều hòa thường không thể làm xuể, lúc đó khách lại phải chờ đợi.

Theo anh Tuân, khi dùng điều hòa nên chú ý bảo dưỡng định kỳ để tiết kiệm điện năng khi sử dụng, giúp điều hòa tăng được tuổi thọ. Ngoài ra, chú ý gọi thợ bảo dưỡng điều hòa ngay đầu mùa nóng, hoặc chuẩn bị vào mùa nóng còn tránh phải chờ đợi, không bị chặt chém.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.