Hà Nội chuẩn bị quay cuồng trong đợt nắng nóng mới, chỉ số UV lên ngưỡng gây hại rất cao

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện vùng biển cách Philippine khoảng 1200km về phía Đông Nam có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
photo-3-1496393188702-29-0-526-800-crop-1496393207134

Dự báo ngày 20/6, Hà Nội sẽ đón thêm đợt nắng nóng. (Ảnh: Infonet)

Những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh thành Bắc Bộ, Trung Bộ đang hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt dài nhất từ tính từ đầu năm khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia về những dự báo thời tiết nắng nóng như hiện nay.

Nhiều ngày qua, người dân Bắc Bộ và Trung Bộ chịu ảnh hưởng của đợt nắng nóng gay gắt, dự báo đợt nắng nóng này bao giờ kết thúc?

TS Hoàng Phúc Lâm: Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng thấp nóng phía Tây vì thế ở các tỉnh miền Bắc từ ngày 5/6 tới ngày 17/6 đã xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ, tại Việt Trì ngày 9/6 nhiệt độ là 39 độ, còn ở Hòa Bình ngày 12/6 là 39.3 độ, tại Hà Nội đỉnh điểm của đợt nắng nóng lần này là ngày 12/6, nhiệt độ phổ biến là 38-39 độ.

Trong khi đó ở các tỉnh miền Trung ngoài tác động của hoàn lưu vùng thấp nóng còn có thêm tác động của gió phơn nên nắng nóng xuất hiện sớm hơn, suốt từ ngày 3/6 tới nay, với nhiều ngày nắng nóng gay gắt nhiệt độ cao 37-38 độ. 

Tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) ngày 12/6 nhiệt độ lên tới 40 độ, ở Tây Hiếu (Nghệ An) nhiệt độ là 41 độ.

Trong đêm 17/6 và ngày 18/6, do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục Tây Bắc-Đông Nam đi qua Bắc Bộ vì thế ở Bắc Bộ đã có mưa rào và dông nhiều nơi, nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và cơ bản nắng nóng ở các tỉnh miền Bắc thì đã tạm dứt, còn ở miền Trung thì nắng nóng cũng dịu dần nhưng chưa kết thúc hẳn.

Đây có phải là đợt nắng nóng dài nhất trong mùa hè này?

TS Hoàng Phúc Lâm: Mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung còn kéo dài đến hết tháng 7 thậm chí còn sang cả đầu tháng 8, để khẳng định đây chắc chắn là đợt nắng nóng dài nhất trong mùa hè này hay không thì chưa có cơ sở, tuy nhiên có thể khẳng định ở cả Bắc Bộ và miền Trung đợt nắng nóng diện rộng này là đợt nắng dài nhất từ đầu năm tới giờ.

Vậy từ giờ đến hết tháng 6/2019, dự báo còn đợt nắng nóng nào nữa không, có gay gắt hơn không?

TS Hoàng Phúc Lâm: Theo dự báo của chúng tôi thì những cơn mưa dông do rãnh thấp Tây Bắc - Đông Nam ở miền Bắc sẽ chỉ còn kéo dài trong nốt ngày và đêm 18/6, sang ngày hôm nay (19/6), mưa dông sẽ giảm dần và vùng thấp nóng sẽ lại phát triển trở lại, nhiệt độ miền Bắc sẽ nhanh chóng tăng trở lại và dự báo ở miền Bắc từ ngày 20/6 trở đi sẽ lại xảy ra nắng nóng trên diện rộng. 

Dự báo đợt nắng nóng diện rộng ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khoảng ngày 23/6, sau đó nắng nóng sẽ giảm dần. Còn ở miền Trung nắng nóng tiếp tục kéo dài đến hết tháng 6.

Từ đêm 17/6, Hà Nội đã đón mưa dông giải nhiệt, vậy trong những ngày tới Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết mát mẻ chứ, thưa ông?

TS Hoàng Phúc Lâm: Như chúng ta đã biết trong đêm 17 và ngày hôm 18/6, ở Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, lượng mưa chúng tôi đo được ở Ba Vì là 54mm, Sơn Tây là 59mm, Láng là 21mm, Hoài Đức là 24mm và dự báo từ ngày hôm nay mưa sẽ giảm dần.

Từ ngày 20/6 đến ngày 24/6 trời nắng nóng, trong ngày 24/6, Thủ đô Hà Nội sẽ có mưa rào và dông trở lại.

Dự báo và cảnh báo mức nguy hại của chỉ số UV tới cơ thể con người trong những ngày tới ở nơi xảy ra nắng nóng?

TS Hoàng Phúc Lâm: Trong những ngày tới chỉ số UV được dự báo trong những ngày nắng nóng ở Hà Nội và Đà Nẵng phổ biến khoảng từ 6-9, đây là ngưỡng cao và có nguy cơ gây hại cao đến rất cao cho cơ thể con người.

Có phải ngoài biển Đông sắp có bão? Nếu có, cơn bão này có tác động hoặc thay đổi hình thái thời tiết như hiện nay không?

TS Hoàng Phúc Lâm: Bão hay ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão.

Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.

Còn lúc này ở vùng biển cách Philippine khoảng 1200km về phía Đông Nam có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Tuy nhiên dự báo trong 5-7 ngày tới áp thấp nhiệt đới này không có tác động gì đến thời tiết hiện nay ở Việt Nam.

chọn
Sự chậm nhịp của đất nền Đà Nẵng so với chung cư và condotel
Theo chuyên gia, thị trường BĐS Đà Nẵng từng trải qua 2 cơn sốt vào giai đoạn 2008 - 2009 và 2016 - 2019 với đất nền là phân khúc dẫn dắt. Tuy nhiên trong chu kỳ hiện tại, dường như loại hình này đang chậm nhịp hơn chung cư và condotel.