'Cò' khám chữa bệnh lộng hành | |
Hà Nội sẽ thanh tra toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân |
Đây chỉ là một trong rất nhiều vấn đề mà TS.BS Nguyễn Vũ, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội, Phó trưởng khoa Ngoại Thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trăn trở trong quá trình thực hiện những chuyến khám chữa bệnh - phát thuốc cho bà con vùng sâu vùng xa trong suốt 2 năm qua.
Những nơi BS Nguyễn Vũ cùng đồng nghiệp đã từng đến trong hành trình thiện nguyện. |
3 chương trình, gần 20 chuyến đi
Bén duyên với thiện nguyện từ những ngày đầu là tân sinh viên trường ĐH Y Hà Nội, 18 năm qua, TS.BS Nguyên Vũ luôn tích cực trong các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng, tổ chức và tham gia nhiều chương trình khám chữa bệnh tình nguyện trên khắp cả nước, hỗ trợ đồng bào lũ lụt, tích cực tham gia chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho tuyến cơ sở…
Mới đây nhất, chỉ trong 2 năm (1996-1997), BS Nguyên Vũ cùng với Đoàn trường ĐH Y Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Thành đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên TP Hà Nội… đã tổ chức và tham gia gần 20 chương trình khám tình nguyện tại tỉnh Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, vùng ven Hà Nội…
Theo đó, toàn bộ các hoạt động thiện nguyện này đều hướng đến “3 tại chỗ” - trực tiếp khám chữa bệnh, tại chỗ cùng y tế cơ sở, tại chỗ thay đổi hành vi – nhằm cùng xây dựng 1 nền y học dự phòng giúp nâng cao sức khỏe người dân.
Có thể thấy, 3 mô hình “Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân”, mô hình “Vì một dân tộc khỏe mạnh và phát triển” và mô hình Thay đổi hành vi này có kết cấu rất chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. Trong quá trình khám chữa bệnh, cấp phát thuốc tạm thời, các chuyên gia y tế sẽ có dữ liệu để xây dựng mô hình bệnh tật, triển khai các đề tài liên quan đến điều trị, y tế dự phòng tại tuyến cơ sở và từ đó phối hợp với cơ sở để thay đổi hành vi của người dân.
Đồng bào dân tộc rất tích cực đi khám khi nghe tin bác sĩ dưới xuôi lên. |
Làm hôm nay, nghĩ đến ngày mai
Nếu chỉ có những con số như khám hàng ngàn người mỗi chuyến đi, huy động tới 40-60 bác sĩ tham gia mỗi đợt… thì có lẽ nhiều chương trình thiện nguyện khác còn làm tốt hơn thế.
Hay chuyện bác sĩ chia nhóm, mang các máy móc, thiết bị y tế tới tận từng nhà người dân ở những vùng đi lại khó khăn, ở phân tán, để khám cũng không phải là quá hiếm ở nhiều đoàn thiện nguyện khác.
Ngay cả việc BS Nguyễn Vũ và đồng nghiệp sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào, ngay sau trận lũ lịch sử, có mặt ở một huyện miền núi heo hút nào đó lúc nửa đêm trên những chuyến xe bão táp hay trần lưng bê vác hàng ngàn cuốn vở… cũng chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện” ở nhiều đoàn thiện nguyện.
Vậy điều gì đã tạo ấn tượng đến mức khiến BS Nguyễn Vũ là bác sĩ duy nhất được vinh danh trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2017 và là 1 trong 10 thầy thuốc trẻ Thủ đô xuất sắc tiêu biểu nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm 2018 về các hoạt động tình nguyện?
Với tôi, chính nỗi trăn trở “Đến khám hôm nay rồi ngày mai mình đi, dân sẽ thế nào?” mà BS Nguyễn Vũ luôn chia sẻ cùng với anh Đỗ Nam Khánh, giảng viên Viện đào tạo y học dự phòng công cộng, Bí thư đoàn trường ĐH Y Hà Nội, cũng như với các đồng nghiệp cùng chí hướng, chính là kim chỉ nam tạo ra sự khác biệt trong vô vàn các hoạt động thiện nguyện hiện nay.
Và quả thực, trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, BS Nguyễn Vũ đã không ngừng tự trả lời câu hỏi đó.
Vì lo ngại “người dân sẽ quay lại nếp sống cũ khi đoàn khám bệnh tình nguyện rút đi”, vì nhận thấy người dân có thể chịu nhiều rủi ro tai biến do cao huyết áp khi hết thuốc phát miễn phí, không còn đoàn khám bệnh đến... nên BS Nguyễn Vũ và các đồng nghiệp luôn thực hiện các chương trình thiện nguyện theo hướng “3 tại chỗ” trong đó lấy thay đổi hành vi làm trọng tâm, kết hợp chặt chẽ với y tế cơ sở và thực hiện khám chữa bệnh tình nguyện thường xuyên để từ đó tạo dựng một nền tảng sức khỏe bền vững cho đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo - những nơi ít có điều kiện tiếp cận với y tế chuyên sâu.
Còn trong chuyến đi thiện nguyện ở Mường La, Simacai, những nơi vừa hứng chịu trận lũ lịch sử trước đó 2-3 ngày, BS. Vũ nhận định rằng: Để ổn định đời sống của dân thì không thể chỉ mang mỳ tôm đến cho bà con được. Đối với họ, nước sạch, nhu yếu phẩm và phòng chống dịch cũng quan trọng không kém. Họ không thể ăn mỳ tôm sống được và khám chữa bệnh chỉ là thứ yếu vào lúc đó.
BS Vũ hy vọng cậu bé 12 tuổi cùng 2 em kế bên mồ côi cha, mẹ bỏ đi này sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm hơn nữa. |
Vậy nên, trong những chuyến đi lên những vùng thiên tai, giá rét, đoàn thiện nguyện của BS Nguyễn Vũ không chỉ hết mình khám chữa bệnh miễn phí, phát thuốc mà còn chu đáo tặng hàng trăm áo ấm, nhu yếu phẩm cho trẻ em, người dân vùng khốn khó cũng như nỗ lực kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ những trường hợp khó khăn họ gặp, xây lại những điểm trường, nơi những học sinh rất ngoan, chăm học, đang phải chống chọi với cái gió hun hút thổi qua các lớp học mà họ chứng kiến.
Và tôi tin, với câu hỏi ấy, BS Nguyễn Vũ và đồng nghiệp của BV Đại học Y, Trường ĐH Y, các bệnh viện... sẽ tiếp tục trả lời một cách đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, với cái tâm và tầm của người Thầy thuốc, tạo ra "sự thay da đổi thịt" bền vững ở những nơi họ đã, đang và sẽ tới.
Đưa trẻ đi khám bệnh cúm ở viện: 'Cẩn thận nguy cơ bị lây nhiễm chéo' | |
Đăng kí khám bệnh, xét nghiệm máu thông qua ứng dụng điện thoại |