Cô giáo tiếng Anh và kỉ niệm đáng nhớ khi đóng vai 'Bộ trưởng Indonesia'

Trong chương trình “Youth Model ASEAN Conference” được tổ chức tại Singapore, Mai được phân làm Bộ trưởng của Indonesia, thay Indonesia đi tham gia thảo luận với các Bộ trưởng các nước khác.
co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia Nhờ sự liều lĩnh, cậu sinh viên Ngoại Thương đã có những trải nghiệm không ngờ
co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia Thầy giáo Việt phản đối việc cấm giáo viên bản ngữ gọi tên tiếng Anh
co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia Cô giáo tiếng Anh xinh đẹp, tài năng và thành tích cực khủng

Tự hào khi được mặc áo dài trình bày ở một diễn đàn quốc tế

Mai Mai sinh năm 1993, hiện đang là giáo viên thỉnh giảng môn tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế, Khoa Quốc tế học, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Là đại biểu tham gia giao lưu nhiều diễn đàn quốc tế lớn, Mai bật mí rằng cơ hội đến với cô bắt nguồn từ những thông tin được chia sẻ từ các thầy cô trong Khoa Quốc tế học.

Tham gia năng nổ trong các hoạt động Đoàn hội của trường lớp, từ năm nhất Mai đã được bầu chọn là Hội trưởng hội sinh viên K56 Quốc tế học (QTH) và thường được phân công tổ chức các sự kiện của lớp, khoa.

Mai là một trong những người đồng sáng lập ra FEC – CLB Tiếng Anh và sau gần 1 năm thì được tin tưởng giao làm Chủ nhiệm CLB. Cô bắt đầu làm một chương trình rồi đến hàng chục chương trình lớn nhỏ khác. Cảm giác được học tập, được lớn, được mở rộng mạng lưới bạn bè kích thích Mai nghía ngó, tăm tia các chương trình học bổng giao lưu sinh viên quốc tế, cả những chương trình được tổ chức trong nước lẫn ở nước ngoài. Đó cũng là khởi đầu cho những chuyến giao lưu quốc tế đáng nhớ.

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Mai Mai hiện đang là giáo viên thỉnh giảng môn tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế, Khoa Quốc tế học, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Hầu hết các chương trình quốc tế mà Mai tham gia đều nói về các vấn đề nóng bỏng của thế giới, đặc biệt tập trung vào ASEAN và khu vực châu Á nhưng mỗi chương trình lại có một đặc thù riêng.

Chương trình đầu tiên Mai tham gia là “ASEAN Youth And The Evolving Regional Architecture” được tổ chức tại Thái Lan, khi cô còn là sinh viên năm nhất. Chương trình tập trung hướng đến việc phát triển một cộng đồng ASEAN lớn mạnh ở khắp các phương diện văn hoá, kinh tế, chính trị… với sự tham gia của hàng trăm thành viên đến từ 10 quốc gia Đông Nam Á.

“Asian Students Environment Platform” được tổ chức tại Hàn Quốc lại tập trung toàn bộ vào vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ý thức của con người trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chương trình có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ 4 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Hầu hết các chương trình quốc tế mà Mai tham gia đều nói về các vấn đề nóng bỏng của thế giới, đặc biệt tập trung vào ASEAN và khu vực châu Á

Một trong những chương trình mà Mai vô cùng nể các thành viên BTC đó là “Youth Model ASEAN Conference” được tổ chức tại Singapore, khi BTC hầu hết là sinh viên của trường Singapore Polytechnic nhưng quy mô và tầm vóc chương trình lại cực kỳ ấn tượng.

Chương trình mô tả lại diễn đàn ASEAN khi mà các thành viên tham gia được đóng vai Bộ trưởng đến từ các nước khác nhau và được phân vào các nhóm thảo luận, cùng tranh luận về các vấn đề nóng bỏng của ASEAN.

"Tuy mình là người Việt Nam nhưng lại được phân làm Bộ trưởng của Indonesia, thay Indonesia đi tham gia thảo luận với các Bộ trưởng các nước khác. Việc này yêu cầu mình phải nghiên cứu chuyên sâu về tình hình của các nước ASEAN và Indonesia để có thể tham dự được hội nghị.

Có những đoạn trớ trêu là mình còn phải tranh luận với một bạn người nước ngoài đóng vai Bộ trưởng Việt Nam để lấy quyền lợi về cho Indonesia và ASEAN. Vào ngày cuối cùng của chương trình, mình được bầu cùng 3 bạn khác đại diện Uỷ ban Security: Disaster Management (với hơn 20 đại biểu tham dự) trình bày cho Ngài Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY) của Singapore về dự án của Uỷ ban mình. Lúc đó, mình đã rất tự hào khi được mặc áo dài Việt Nam trình bày trên một diễn đàn quốc tế".

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Mai cùng các bạn chụp ở thủ đô Seoul trong chương trình “Asian Student Environment Platform”

Với mỗi chương trình, Mai đều học được rất nhiều thứ bổ ích. Với chương trình “ASEAN Youth And The Evolving Regional Architecture”, điều giá trị nhất mà cô mang về là tình bạn quý giá của các thành viên trong khối ASEAN mà đến bây giờ nhiều người trong số đó vẫn giữ liên lạc với nhau, cập nhật thông tin của nhau.

Khi rời khỏi chương trình, ai nấy đều khóc và ngay cả khi về đến Việt Nam, Mai vừa ăn trưa với gia đình mà nước mắt chan cơm. Bố mẹ còn trêu bảo: “Thôi đi đi đừng về nữa, về mà khóc như thế này”.

BTC chương trình cũng là những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện ngoại giao nên sau mỗi một hoạt động, Mai lại nghĩ: “Nhất quyết phải triển khai được cái này ở Việt Nam, cho CLB mình và cho các bạn sinh viên trường mình” và cô thực sự đã làm được điều đó.

Trong khi đó, “Asian Students Environment Platform” lại là một cuộc hành trình mà Mai không bao giờ quên được. Chỉ trong khoảng 8 ngày, Mai được đi đến ít nhất 5 tỉnh thành khác nhau ở Hàn Quốc, trong đó có thủ đô Seoul, đảo Jeju, khu phi quân sự DMZ, Saemangeum và Jeonju. Lịch làm việc lúc đó rất căng, các thành viên đều được ngủ rất ít, có những hôm mọi người vừa ăn trưa vừa được nghe giảng bài để tiết kiệm thời gian.

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Mai mang đến các chương trình giao lưu quốc tế những kiến thức cô học được, những trải nghiệm cô đã có

"Bên cạnh những sản phẩm truyền thống gần như bắt buộc như áo dài, nón lá, mình mang đến các chương trình giao lưu quốc tế những kiến thức mình học được, những trải nghiệm mình đã có. Một điều cực quan trọng khi đi tham gia những chương trình là mình phải luôn ý thức mình là người Việt Nam, hành xử đúng mực và dù có quốc tế hoá đến đâu, lòng yêu nước lúc nào cũng phải được đặt lên hàng đầu.

Bởi khi họ nhìn vào mình, họ không chỉ nhìn vào một người tên Mai Mai, mà họ còn nhìn vào một đại biểu đến từ Việt Nam và họ chỉ biết rằng: cô gái đó là người Việt Nam. Vì thế nên mọi hành vi, lời nói, mình luôn ý thức cần vừa phải, đúng mực nhưng cũng vẫn là mình, trong cái tôi có cái ta và trong cái ta vẫn nhìn thấy được cá tính của bản thân"

Mê thiện nguyện và những kỉ niệm xúc động

Không chỉ tham gia các diễn đàn quốc tế lớn, cô gái trẻ còn năng nổ trong các hoạt động thiện nguyện. Mai nhận thức được rõ ràng mình là một chủ thể trong một xã hội có nhiều chủ thể khác nên cô rất thích làm các hoạt động phục vụ cộng đồng trong khả năng của bản thân.

Dự án “Gõ cửa Hà Nội” (Knock Knock Hà Nội) là dự án đầu tiên Mai chủ động đăng ký tham gia. Dự án được tổ chức vào dịp kỷ niệm đại lễ Nghìn năm Thăng Long Hà Nội 2010, các thành viên đến các trường học để phổ biến kiến thức cho các em về Hà Nội dưới hình thức trò chơi, kể chuyện, làm sao để kiến thức có thể đi vào các em dễ dàng nhất.

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Cô gái trẻ còn năng nổ trong các hoạt động thiện nguyện.

Và như một cái duyên, lên Đại học Mai lại được chọn tham gia chương trình tình nguyện Tuyên truyền văn hoá lịch sử Thăng Long Hà Nội tại một số danh lam thắng cảnh, cụ thể là Văn Miếu Quốc tử giám và di tích đền Ngọc Sơn. Tham gia chương trình này, Mai đóng vai trò như một hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Một trong những điều Mai không bao giờ quên là nhiều khách du lịch nước ngoài tưởng cô sẽ làm việc tính phí hoặc buôn bán gì nên rất dè chừng. Mai và các bạn phải chủ động đi đến chỗ họ, chia sẻ về dự án thì họ mới tin và đồng ý tiếp nhận. Nhưng chính điều đó đã giúp các thành viên rèn luyện thêm sự tự tin, kỹ năng giao tiếp để sao cho chủ động mà vẫn duyên dáng.

Ngoài ra Mai còn cùng với các bạn sinh viên Hồng Kông đến một số làng trẻ SOS ở phía Bắc Việt Nam để tổ chức các hoạt động giao lưu, tặng quà và cá nhân cô đã học được rất nhiều thông qua chương trình.

"Chương trình là một trải nghiệm rất đau thương của bản thân mình, vì nhìn các em ở làng trẻ SOS, có nhiều em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, chất độc màu da cam mà mặt mũi biến dạng, mình rất xót xa. Bình thường chỉ xem phóng sự trên tivi cảm được 1 thì khi được gặp gỡ, chứng kiến tận mắt, mình mới thấu hiểu thế nào là đau xót. Các em tuy không bình thường như nhiều người khác nhưng tinh thần thì rất vui vẻ khiến mình thấy rất ấm áp và chính các em đã dạy cho mình tinh thần lạc quan trong cuộc sống"

co giao tieng anh va ki niem dang nho khi dong vai bo truong indonesia
Mai tham gia lớp học văn hoá trong chương trình ASEAN for ALL

Mai tâm sự, cô mong muốn sẽ là một người truyền lửa, cảm hứng cho nhiều người khác. Trong tương lai cô mong muốn có thể học cao hơn, trau dồi thêm kiến thức về chuyên ngành Quốc tế học cũng như ngoại ngữ để tiếp tục con đường giảng dạy mà bản thân đang theo đuổi. Giáo dục là cái nôi của sự phát triển, Mai tin là vậy, nhưng giáo dục là con đường 2 chiều mà cả người dạy và người học đều học tập ở nhau để cùng nhau phát triển, không chỉ kiến thức mà cả lối tư duy, nhận thức, đối nhân xử thế và cả đạo đức làm người.

Một số thành tích ấn tượng của Mai:

- Đại biểu Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế:

+ “ASEAN for ALL” (được tổ chức tại Thái Lan)

+ “Youth Model ASEAN Conference” (được tổ chức tại Singapore)

+ “Asian Students Environment Platform” (được tổ chức tại Hàn Quốc, được giải nhất cho nhóm thuyết trình)

+ “ASEAN Youth And The Evolving Regional Architecture” (được tổ chức tại Thái Lan).

- Giải 3 nhóm trong cuộc thi: “International Humanitarian Law: Moot court competition”, 2013 (cuộc thi về Luật Nhân đạo Quốc tế: Phiên tòa giả định) được tổ chức bởi Học viện Ngoại giao và Hội chữ thập đỏ

- “Sinh viên 5 tốt” và “Sinh viên 5 tốt tiêu biểu” cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013 – 2014

- Liên tục là Gương mặt trẻ tiêu biểu và Đoàn viên tiêu biểu các năm từ 2011-2014 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

- Một số thành tích tiêu biểu liên quan đến hoạt động tình nguyện như:

+ BCH Đoàn TNCS HCM đại học Quốc gia Hà Nội tặng giấy khen đội trưởng đội Tuyên truyền Văn hóa Lịch sử Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đoàn trường ĐHKHXH&NV HN đã có thành tích xuất sắc trong chiến dịch mùa hè thanh niên tình nguyện năm 2013

+ BCH Đoàn TNCS Thành phố Hà Nội chứng nhận là tình nguyện viên tuyên truyền Văn hóa Lịch sử Thăng Long - Hà Nội 2012, 2013

+ BCH Đoàn TNCS HCM và BCH Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội chứng nhận tích cực tham gia hoạt động tình nguyện Hè 2012, 2013

+ Đóng góp tích cực cho chương trình thiện nguyện “Summer Exchange and Community Service Programme” của Polytechnic University (Hongkong) tại một số làng trẻ SOS ở phía Bắc Việt Nam

+ Đóng góp tích cực cho dự án "Knock Knock Hanoi"

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.