Di chúc thế nào mới đúng pháp luật?

Bộ luật Dân sự 2015, quy định về quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình. Di chúc cần đáp ứng quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý.

Xin cho hỏi: Hiện 2 vợ chồng tôi tuổi cao nhưng còn minh mẫn, nay muốn là di chúc cho các con căn đang ở thì có cần giấy 'chứng tử' của cha mẹ hai bên hay không?

thanhhanh1939

Di chúc thế nào mới đúng pháp luật? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?

Bộ luật Dân sự 2015, quy định về quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình. Di chúc cần đáp ứng quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý.

Rất nhiều trường hợp di chúc viết tay với hình thức không đúng quy định pháp luật, thực tế có nhiều trường hợp di chúc miệng, hoặc di chúc viết tay không hợp pháp nên di chúc không có hiệu lực.

Vì vậy, khi lập di chúc, người lập di chúc cần tuân thủ điều kiện có hiệu lực của di chúc, hình thức di chúc, quyền của người lập di chúc.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Về chủ thể lập di chúc, theo Bộ luật Dân sự 2015:

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Để đảm bảo di chúc hợp pháp cần có các điều kiện sau: Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc hợp pháp: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Do đó, để bản di chúc được công nhận thì phải tuân thủ hai điều kiện như đã nêu trên. Ngoài ra còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo Bộ luật Dân sự.

Cụ thể, về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 627).

Di chúc bằng văn bản bao gồm các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Về nội dung di chúc

Có các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung này, di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Hiệu lực pháp luật của di chúc

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết.

Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.

Đồng thời, việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa khi xác định việc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 có hợp pháp hay không.

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong trường hợp có di chúc hợp pháp nhưng có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như trên thì được hưởng di sản bằng 2/3 suất một người thừa kế theo pháp luật.

Khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Sau thời điểm mở thừa kế, đề thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản.

Theo khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014:

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Từ những quy định trên, có thể thấy hồ sơ khai nhận di sản gồm có Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người được hưởng thừa kế

- Giấy chứng tử của người để lại di chúc

- Di chúc

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của bạn (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Sau khi hoàn thành thủ tục và nhận được văn bản công chứng khai nhận di sản thì có thể thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúcNhững người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Nhận tài sản thừa kế có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?Nhận tài sản thừa kế có phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Khi nào được chia di sản thừa kế?Khi nào được chia di sản thừa kế?

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp.

Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.