Di dời trạm BOT đặt 'nhầm chỗ': 'Điệp khúc'... không có tiền mua lại dự án

Về đề nghị di dời trạm BOT T2 trên QL91, Bộ GTVT cho biết nếu thực hiện thì có thể sẽ phải mua lại dự án trong khi điều kiện hiện nay không thế thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp.
 
di doi tram bot dat nham cho diep khuc khong co tien mua lai du an
Trạm BOT T2 trên QL91 bị đề nghị di dời. Ảnh: Báo An Giang

Bộ GTVT trả lời chung chung về đề nghị di dời trạm BOT

Liên quan đến việc trạm BOT T2 tại QL 91 (ngã ba Lộ Tẻ - Rạch Giá) thuộc địa bàn TP Cần Thơ, giáp ranh tỉnh An Giang bị đề nghị di dời, trao đổi với chúng tôi ngày 12/10, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang cho biết Bộ GTVT vừa có trả lời.

Theo ông Xuân, Bộ GTVT cho biết "đã nhiều lần làm việc" với UBND tỉnh An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Hiệp hội vận tải địa phương và các cơ quan liên quan về đề nghị di dời trạm BOT T2 của Hiệp hội này.

"Tuy nhiên, tôi thấy Bộ GTVT trả lời chung chung, chưa thỏa đáng", ông Xuân nói.

Cụ thể, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang cho biết đối với kiến nghị di dời trạm BOT, Bộ tiếp tục đưa ra "thông tin cũ" là "đã yêu cầu Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án nghiên cứu kiến nghị, báo cáo trước ngày 5/11/2017 để xem xét".

Bộ GTVT cũng tiếp tục nhấn mạnh nguyên tắc phương án di dời "phải được đánh giá toàn diện, các tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương trên nguyên tắc khả thi về hiệu quả tài chính của dự án;

Đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, Nhà đầu tư, người sử dụng và Ngân hàng đã tài trợ vốn vay cho dự án, phù hợp với quy định pháp luật khi di dời trạm, được cấp có thẩm quyền chấp thuận".

Được biết, trong văn bản trả lời Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang, Bộ GTVT cho biết "trạm BOT T2 được các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật và các cơ quan đại diện cho nhân dân khu vực dự án xem xét, chấp thuận".

Tuy nhiên, ông Xuân cho rằng, Bộ chỉ thống nhất với TP Cần Thơ, trong khi người dân An Giang và Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi trạm BOT này.

di doi tram bot dat nham cho diep khuc khong co tien mua lai du an BOT Cai Lậy chưa thu phí lại, tài xế đã dọa tiếp tục 'cuộc chiến tiền lẻ'

Trước thông tin cho rằng trạm thu phí BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 10-2017, nhiều người dân và doanh nghiệp ...

"Điệp khúc"... không có tiền mua lại dự án

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong văn bản trả lời Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang, Bộ GTVT đã dẫn báo cáo của Nhà đầu tư về doanh thu thu giá thực tế của dự án cho thấy "lưu lượng phương tiện qua trạm đang thấp hơn so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT".

"Nếu di dời trạm BOT T2 đến vị trí mới sẽ tiếp tục phải xây dựng lại trạm và Nhà điều hành, gây lãng phí chi phí đầu tư, thời gian thu giá sẽ tiếp tục kéo dài, người sử dụng lại tiếp tục phải trả giá dịch vụ khi qua trạm gây bức xúc dư luận xã hội và dự án không khả thi, Ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn đế di dời.

Do vậy, trường hợp di dời trạm có thể Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp, không nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn", Bộ GTVT cho biết.

Đáng chú ý là cách đây không lâu, Bộ GTVT từng có trả lời tương tự trước đề nghị di dời trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang): "Nếu di dời trạm Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách nhà nước hạn hẹp, không thể bố trí được".

Trước "điệp khúc" nêu trên, ông Xuân cho rằng nếu không có tiền di dời thì nên xả trạm BOT T2.

"Bộ GTVT có đề nghị Hiệp hội chúng tôi cung cấp thông tin về dự án và trạm BOT cho các hội viên về việc xử lý bất cập tại đây.

Chúng tôi sẽ xin ý kiến hội viên bằng văn bản. Nếu hội viên không đồng tình thì sẽ tiếp tục kiến nghị", ông Xuân cho biết thêm.

di doi tram bot dat nham cho diep khuc khong co tien mua lai du an Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang: 'Chúng tôi đề nghị di dời chứ không phải giảm phí trạm BOT T2'

Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang không rà soát, thống kê phương tiện giảm phí qua trạm BOT T2 và cho biết ...

chọn
Thông tin quy hoạch nên biết khi mua nhà đất tại TP Huế
Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, TP Huế sẽ được chia thành hai quận riêng biệt là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương. Cùng điểm qua những thông tin quy hoạch nổi bật tại TP Huế.