Chuyện tình ông và em của cặp đôi hơn nhau 27 tuổi yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên | |
Chuyện tình đẹp như mộng và cuộc sống bình yên của cô gái Việt với chàng trai Pháp |
Những chị em Việt kết hôn với người Mỹ, ngôn ngữ chính là rào cản khiến việc hòa nhập với cuộc sống bên xứ người trở nên khó khăn hơn. Gặp và kết hôn với chồng người Mỹ, chị Cẩm Tú quê ở Củ Chi, TP HCM đã có một cuộc sống bình yên bên gia đình nhỏ của mình. Anh chị kết hôn vào năm 2010, chồng chị làm việc trong quân đội. Vợ chồng chị đã có một bé trai 5 tuổi. Hiện tại, chị Cẩm Tú đang sống tại Las Vegas, Nevada và đang hoàn thành hệ cử nhân khoa học ngành điều dưỡng tại Nevada State College.
Cùng trò chuyện với chị Tú để hiểu hơn về “hành trình” chinh phục nước Mỹ như thế nào:
- Chào chị, có phải chính niềm yêu thích học tiếng Anh đã giúp chị nên duyên với chồng?
- Mình yêu thích môn tiếng Anh từ nhỏ nhưng để có thể giao tiếp với người nước ngoài là một điều khó khăn lúc bấy giờ. Trình độ học vấn của mình ở Việt Nam chỉ ở mức Trung cấp. Năm 2006 mình đi hợp tác lao động ở Nhật. Thời gian rảnh rỗi mình lên mạng tìm bạn và trao đổi thêm về tiếng Anh. Khi tiếng Anh kha khá mình mạnh dạn kết bạn với người nước ngoài. Mình gặp ông xã chị vào cuối năm 2008 ở Nhật. Sau khi tìm hiểu, tụi mình quyết định có mối quan hệ nghiêm túc. Mình hết hợp đồng lao động ở Nhật vào năm 2009. Sau khi về nước và anh đã sang Việt Nam hỏi cưới mình.
- Khi theo chồng sang Mỹ, chị đã gặp phải những khó khăn gì với trình độ tiếng Anh như vậy?
- Mình sang Mỹ vào giữa năm 2010. Lúc mới sang mình gặp rất nhiều khó khăn, vì rào cản ngôn ngữ. Mình nói tiếng Anh chỉ mỗi chồng hiểu vì anh đã quen với cách nói của mình, và hầu như tụi mình hiểu ý nghĩ của nhau nhiều hơn là lời nói. Mình nhớ nhiều lần đi chợ hay ra bưu điện mình cố giải thích cho người khác ý mình muốn nhưng hầu như không ai hiểu mình nói gì. Cảm giác rất bực bội, có lúc mình đã nản lòng muốn trở về Việt Nam sống.
Khi mới sang Mỹ, vì rào cản ngôn ngữ, nhiều lúc chị Tú chỉ muốn quay về Việt Nam. (Ảnh NVCC) |
- Động lực nào giúp chị học tiếng Anh? Chị đã đạt được những thành quả gì khi học tiếng Anh thành công?
- Do mình có vốn tiếng Nhật nên đã xin làm ở một nhà hàng của Nhật, tên là NoBu Waikiki ở Oahu, Hawaii. Mình làm phụ bếp cho các đầu bếp sushi. Thời gian này mình cũng đi học ở lớp tiếng Anh dành cho người nhập cư. Học được một thời gian, trường có chương trình dạy hộ sinh và trình dược viên miễn phí nhưng vì khả năng nói tiếng Anh vẫn còn yếu nên không được nhận.
Năm 2012 mình sinh con, quá trình sinh nở của mình rất khó vì em bé to quá. Không có ai bên cạnh ngoài chồng, cảm giác lúc đó rất tủi thân vì không có gia đình bên cạnh. May mắn là mình có một y tá rất tuyệt vời. Cô luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên và dành những lời ân cần. Cô luôn miệng nói "I believe in you! You can do this". Lúc đó cô ấy như là một người thân của mình. Cảm giác rất tuyệt vời khi có một người chăm sóc mình và cho mình niềm tin là một thứ sẽ ổn.
Lúc đó mình nhận ra đó là công việc mà mình muốn làm. Mình muốn mọi người cảm thấy tự tin với khả năng của mình, muốn được quan tâm và chăm sóc mọi người. Sau khi bé được 6 tháng, mình bão lãnh mẹ sang chăm con giúp và chính thức đăng ký học EsL ở trường cao đẳng cộng đồng. Khi tiếng Anh của mình ổn hơn một chút, mình đăng ký học lớp hộ sinh. Học xong lớp này mình lấy bằng hành nghề và xin làm ở một viện dưỡng lão (long term home health care). Thời gian này mình vừa đi làm bán thời gian và đi học.
Chị Tú bên gia đình nhỏ của mình. (Ảnh NVCC) |
Chị chăm chỉ học ngành điều dưỡng. (Ảnh NVCC) |
- Chị có thể chia sẻ hành trình học tiếng Anh bên Mỹ của mình được không?
- Mình học từ lớp căn bản tiếng Anh, đến nâng cao. Khi tiếng Anh đủ khá mình tham gia học các lớp hoá, sinh, vi sinh, dinh dưỡng, triết học, giải phẫu học và sinh lý học, và nhiều lớp khác. Trước khi đi học chồng mình luôn cảnh báo, nếu mình không lấy được điểm C thì sẽ mất tiền và thời gian, tâm lý lúc bắt đầu đi học cũng nặng nề lắm vì mình biết trình độ tiếng Anh của mình như thế nào. Tuy nhiên, mình cũng không từ bỏ hy vọng, Mình nghĩ người ta học một thì mình phải học mười thể nào cũng thành công. Lúc đó nhóc nhà mình cũng được 1 tuổi và đi nhà trẻ nên cũng có thời gian để học và làm.
Mình thường đi làm về cơm nước con cái xong là vùi đầu vào học, cuối tuần ông xã trông con cho mình học. Khi quen rồi thì mình biết cách xếp thời gian để có thời gian giải trí và căng bằng giữa công việc, việc học và gia đình. Thật ra lúc đầu chưa bao giờ nghĩ mình sẽ học hệ cử nhân mà chỉ muốn học cao đẳng, nhưng thầy cô ai cũng bảo chị có khả năng và cũng nhờ những động viên tin tưởng ấy, mình đã quyết tâm học tiếp.
Sau 4 năm học tiếng Anh và những môn đại cương cho chương trình cử nhân y tá, mình được nhận vào học chuyên ngành. Mình xin nói sơ về chương trình cử nhân y tá, vì tính cạnh tranh của ngành học này rất cao nên để nhận vào học đòi hỏi sinh viên phải đạt điểm khá giỏi hoặc giỏi những môn học ở đại cương. Những môn đó gồm giải phẫu học & sinh lý học, sinh học, vi sinh học, hoá học, dinh dưỡng học. Vào được chương trình đã khó, việc duy trì càng khó hơn. Khi vào học tất cả các bài kiểm tra phải trên 75% điểm (thang điểm tối đa là 100%). Nếu tổng số điểm của những bài kiểm tra dưới 75 thì sinh viên sẽ bị loại ra khỏi chương trình và sẽ học lại toàn bộ chương trình hoặc chỉ học môn mà sinh viên bị rớt.
Cho đến thời điểm này mình học khá tốt chưa bị rớt môn nào và điểm của tất cả những môn mình học là A và thấp nhất là B+. Thêm vào đó mình được trường đề cử vào Nursing Hornor Society, hiệp hội này dành cho sinh viên chuyên ngành y tá và cho y tá có thành tích xuất sắc.
Khó khăn của mình khi đi học là có con nhỏ và rào cản ngôn ngữ. Tuy là tiếng Anh có khá hơn nhiều nhưng vẫn gặp những khó khăn nhất định. Những lúc như vậy thì chị sẽ hỏi giáo viên, bạn bè hoặc tự tìm câu trả lời qua sách vở, internet ... Ở lớp và bệnh viện mình được nhiều người yêu mến bởi tính cách chịu khó, chịu học hỏi và luôn giúp đỡ người khác.
Chị Cẩm Tú dù có con nhỏ vẫn chăm chỉ theo học lớp điều dưỡng. (Ảnh NVCC) |
Chị là một trong số ít những học viên được đánh giá ở hạng xuất sắc. (Ảnh NVCC) |
(Ảnh NVCC) |
Niềm vui của người phụ nữ hết mình vì sự nghiệp học hành, theo đuổi niềm đam mê của mình. (Ảnh NVCC) |
- Chị khuyên những người lấy chồng Mỹ nên làm gì để có thể chuẩn bị được một cuộc sống mới tốt hơn, 1 công việc tốt ở Mỹ?
- Mình muốn nhắn nhủ với các chị em đang và sẽ định cư ở Mỹ rằng, cho dù chị em có làm việc gì đi nữa, điều quan trọng nhất là mình yêu công việc mình làm. Việc học không phải là điều cần thiết để phát triển bản thân trong xã hội Mỹ. Cho dù là bất cứ việc gì thì niềm tin vào bản thân là điều cần thiết nhất.
Tuy nhiên cho những ai có ước mơ ở những ngành nghề mà phải qua học vấn thì ngoài tình yêu với nghề mà mình muốn làm, kiên trì và quyết tâm là điều quan trọng. Sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng những thành quả mà mình đạt được sau này rất xứng đáng. Để chuẩn bị cho con đường học vấn lẫn công việc ở nước ngoài như Mỹ thì vốn tiếng Anh là điều tối cần thiết. Đừng học ngành nghề theo xu hướng mà chọn ngành đúng với sở trường của mình. Tất cả mọi trường ở Mỹ đều có người tư vấn và hướng dẫn cho mình chọn ngành nghề và những môn học cần thiết.
Con trai bên mẹ. (Ảnh NVCC) |
Chị hạnh phúc khi có chồng bên cạnh động viên, khích lệ. (Ảnh NVCC) |
Mình rất tự hào vì là người Việt Nam, vì tất cả những bạn bè người Việt Nam mà mình biết đều có thành thích học đáng nể. Mình nghĩ do người Việt Nam cần cù và chịu khó. Mình nghĩ một người chỉ tốt nghiệp trung cấp ở Việt Nam mà có thể theo chương trình cử nhân y tá ở Mỹ như mình thì rất có nhiều người có thể làm được, hãy tự tin vào bản thân và đừng từ bỏ ước mơ.
- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này.
Mối tình hạnh phúc của vợ Việt chồng Tây sau 9 năm kết hôn và 14 năm bên nhau
Chắc hẳn bất kỳ cô dâu Việt nào khi lấy chồng Tây đều mong ước có một cuộc hôn nhân bền vững và cái kết ... |
Đình chỉ nhân viên điều dưỡng vì xuất nhầm giấy ra viện
Ngày 23/10, ông Võ Viết Quang – Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà cho biết, đã đình chỉ một nhân viên y ... |