Điện thoại Vertu quay trở lại Việt Nam sau hai năm vắng bóng

Thương hiệu xa xỉ điện thoại Vertu sẽ quay trở lại Việt Nam vào tháng 10 tới đây, sau hai năm vắng bóng với hai cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Sau hơn một thập kỉ có mặt tại Việt Nam, Vertu – thương hiệu điện thoại xa xỉ của Nokia, đã phải rút khỏi thị trường này vào năm 2017, do kết quả kinh doanh yếu kém.

Tuy nhiên, mới đây Vertu Việt Nam đã xác nhận quay trở lại đất nước hình chữ S sau hai năm vắng bóng.

Tháng sau, cửa hàng Vertu đầu tiên sẽ chính thức đi vào hoạt động. Cửa hàng sẽ nằm tại Quận 1, TP.HCM. Đến tháng 11, Vertu sẽ khai trương cửa hàng thứ hai tại Hà Nội.

Vertu quay lại Việt Nam

Được biết, quay trở lại Việt Nam lần này, những chiếc điện thoại Vertu sẽ được Công ty TNHH Vertu Việt Nam phân phối chính hãng thay vì thông qua FPT Trading như trước.

Tại Việt Nam, không thiếu các thương hiệu di động siêu sang có thể điểm mặt như Goldvish, Gresso của Thụy Sĩ, Mobiado của Canada…

Song, Vertu lại chính là gương mặt thịnh hành nhất tại Việt Nam ở phân khúc điện thoại siêu sang.

vertu-aster-p-wing-door

Vertu lại chính là gương mặt thịnh hành nhất tại Việt Nam ở phân khúc điện thoại siêu sang. (Ảnh: Android Central).

Anh Quang Tùng, một chủ của cửa hàng chuyên phân phối các mẫu điện thoại đắt tiền tại Hà Nội cho biết, thương hiệu Vertu dường như thống lĩnh thị trường điện thoại đắt tiền và chiếm tới 90% thị phần.

"Vertu cực kỳ thịnh hành ở Việt Nam với hai lí do một là chất lượng và hai là thương hiệu. Về chất lượng, không thể bàn cãi các sản phẩm mà Vertu làm. Các chi tiết của chúng đều tinh xảo, sang trọng, độ bền rất cao.

Về thương hiệu, dường như Vertu đã quá mạnh so với các thương hiệu điện thoại di động siêu sang khác, chính vì vậy nhiều người biết đến thương hiệu này hơn và chuộng chúng hơn", anh Tùng chia sẻ.

"Một phần lí do mà Vertu thống lĩnh thị trường điện thoại xa xỉ là phải nhờ tới Nokia. Trước khi được sang tên đổi chủ, Vertu là một phần của đế chế Nokia. Không những vậy, người Việt luôn mặc định cái gì của Nokia cũng tốt", anh Bình, một chủ cửa hành chuyên bán các mẫu điện thoại xa xỉ trên đường Cầu Giấy cho biết.

Cùng quan điểm, đại diện Vertu cũng đồng ý rằng, Việt Nam là thị trường tiềm năng và luôn mang lại lợi nhuận cho hãng, bất chấp tình hình kinh tế trên thế giới khó khăn. 

Hiện vẫn chưa rõ Vertu sẽ giới thiệu những mẫu điện thoại nào tại thị trường Việt Nam.

Vertu: Cô gái đẹp có số phận long đong

Vertu từng đạt doanh số cực kì ấn tượng ở mức 450.000 chiếc di động năm 2015 với giá trung bình 6.000 USD/chiếc. Model đắt nhất của họ hiện có giá lên đến hơn 40.000 USD.

Tuy nhiên, năm 2017, họ đã phải vật lộn với cuộc chiến sinh tồn trong bối cảnh chi phí sản xuất cao, các dịch vụ tùy biến điện thoại giá rẻ hơn xuất hiện nhan nhản.

Cuối cùng, vào tháng 7/2017, sau thất bại trong việc cứu thương hiệu điện thoại xa xỉ này khỏi phá sản, ông chủ Murat Hakan Uzan của Vertu đã tuyên bố thương hiệu này đã chính thức ngừng hoạt động khiến 200 nhân viên mất việc làm.

https%3A%2F%2Fhypebeast

Tuy là thương hiệu điện thoại xa xỉ, chỉ giành cho giới nhà giàu lắm tiền nhiều của nhưng số phận của Vertu lại không được suôn sẻ. (Ảnh: Hypebest).

Tuy là thương hiệu điện thoại xa xỉ, chỉ giành cho giới nhà giàu lắm tiền nhiều của nhưng số phận của Vertu lại không được suôn sẻ khi chỉ trong vòng 5 năm đã phải đổi chủ 3 lần.

Thương hiệu từng được thành lập và sở hữu bởi Nokia vào năm 1998, sau đó bị thâu tóm bởi quỹ đầu tư Thụy Điển EQT vào 2012, liền sau đó là rơi vào tay người Trung Quốc và nó tiếp tục bị bán một lần nữa cho Hakan Uzan - thuộc gia tộc kinh doanh Uzan đầy tai tiếng với giá 50 triệu bảng Anh.

Sau một năm ngừng sản xuất, vào năm 2018 Vertu đã quay trở lại với việc ra mắt mẫu điện thoại Aster P trị giá trên 5.000 USD tại thị trường Trung Quốc.

Aster P là chiếc smartphone sang trọng được làm thủ công ở Anh và có khung titan, trong khi màn hình được bao phủ bởi một tấm kính tinh thể sapphire có kích thước 133 cara. Aster P có nhiều tùy chọn mặt lưng phía sau với nhiều loại vật liệu, bao gồm cả da cá sấu và da thằn lằn.

Cũng tương tự như các điện thoại Vertu khác, người dùng được cung cấp nút hồng ngọc để liên lạc với nhân viên hỗ trợ riêng. Nắp phía mặt sau có cánh thiết kế dạng bật lên để bạn nhìn thấy khe cắm thẻ SIM và thấy chữ kí của người đã tạo ra chiếc điện thoại.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.