Điều chỉnh nhiều hạng mục ở tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Trọng tải thiết kế đoàn tàu, cự li tim đường ray, thông tin liên lạc được điều chỉnh để đảm bảo kĩ thuật tàu chạy.

Ngày 18/11, UBND TP HCM có quyết định duyệt điều chỉnh dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Theo đó, đoạn trước nhà ga cuối (Bến xe Suối Tiên) được chuyển hướng băng qua Xa lộ Hà Nội sớm hơn thiết kế cơ sở được duyệt. Một số đoạn khác cũng điều chỉnh thay đổi phù hợp địa hình thực tế và yêu cầu thuật.

Điều chỉnh nhiều hạng mục ở tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh 1.

Tuyến metro đô thị số 1 dự kiến được đưa vào khai thác cuối năm 2021. (Ảnh: Lê Quân).

Trọng tải thiết kế đoàn tàu tăng từ 14 tấn lên 16 tấn mỗi trục; cự li tim đường từ 3,8 m giảm xuống 3,5 m; hệ thống thông tin liên lạc từ mạch điện đường ray sang liên lạc vô tuyến để đảm bảo thuật tàu chạy.

Bên cạnh đó, Ga Bến Thành thay đổi từ 2 tầng lên 4 tầng và bổ sung tháp lấy sáng, mặt cắt dầm super T sang mặt cắt chữ U. Một số công trình cầu, hầm ngầm, hệ thống điện cũng điều chỉnh cho phù hợp thiết kế. Tổng mức đầu tư dự án metro đô thị số 1 được điều chỉnh hơn 43.757 tỉ đồng, khai thác vào quý IV năm 2021.

UBND TP yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị phải chịu trách nhiệm nội dung, tính chính xác số liệu, tài liệu trong hồ sơ điều chỉnh dự án và giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu UBND TP thực hiện các thủ tục vay lại đối với nguồn vốn ODA theo quy định.

Khởi công tháng 8/2012, tuyến metro số 1 dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).

Khi hoàn thành, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được kỳ vọng góp phần làm giảm tình trạng kẹt xe ở cửa ngõ phía đông thành phố. Ngoài ra, dự án góp phần thúc đẩy TP HCM phát triển bền vững, xứng đáng là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Ban đầu công trình dự kiến được khai thác vào năm 2017 nhưng do vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và thiếu vốn khiến thời gian hoàn thành tuyến metro số 1 tiếp tục đến năm 2021.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.